Tâm lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học tác phẩm của nam cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 44 - 46)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Cơ sở tâm lí

1.2.1. Tâm lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Đời sống tâm lí cũng như thể chất của con người, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn là một sự đánh dấu biến đổi cả về chất và lượng của cá thể người ấy. Theo tâm lí học Macxit, lứa tuổi được coi là một thời kì nhất định, đóng kín một cách tương đối mà ý nghĩa của nó được xác định bởi vị trí của nó trong tồn bộ q trình phát triển chung, ở đó những quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo về chất.

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi tham gia vào chương trình giáo dục ở bậc THPT có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành tiếp sau. Trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung về quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong giai đoạn lứa tuổi tiếp nối. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý sẽ giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách tồn diện.

Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta xác định lứa tuổi HS THPT là tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, hoạt động của HS trong độ tuổi này ngày càng phong phú, địi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn so với lứa tuổi trước đó. Hoạt động của HS THPT khác biệt rất lớn so với học sinh trung học cơ sở. Các em bắt đầu xác định rõ hơn động cơ học tập, xác định cho mình hứng thú tương đối ổn định đối với mỗi mơn học, vì thế các em có thái độ học tập tích cực hơn. Đây sẽ là sơ sở quan trọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo của học sinh ở các mơn học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng.

Do điều kiện sống hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, các em được tiếp xúc với rất nhiều kênh thông tin, các em linh hoạt hơn, thực tế hơn, có vốn hiểu biết khá phong phú. Vì vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển, ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lí tiếp nhận văn chương. Trong thời đại ngày nay, rất nhiều ngành nghề địi hỏi con người có kỹ năng, sáng tạo, nhạy bén trong tư duy, thuần thục trong thực hành gắn với tính thiết thực của cuộc sống, điều đó kéo theo thực trạng những bộ mơn thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên được “ưa chuộng” và “coi trọng”, những bộ môn Khoa học xã hội bị “coi nhẹ”,

“xem thường”, một trong số đó là bộ mơn Ngữ văn. Tâm lý xem thường tạo ra lối học “cử tử”, chống đối, học một cách vô cảm.

Ở mỗi con người luôn tiềm ẩn những khả năng sáng tạo vô tận, mỗi con người như một máy tính khổng lồ và khả năng ấy tiềm ẩn ở lứa tuổi thanh niên càng lớn hơn. Các em HS THPT bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên nên hệ thần kinh của các em có sự thay đổi quan trọng. Tất cả những thay đổi ấy tạo điều kiện cho sự phát triển của trí thơng minh, sáng tạo, cho khả năng phát triển hoạt động phân tích tổng hợp của các em trong quá trình học tập cũng như trong sự nhận thức về cuộc sống và xã hội. L.I.Bojovich viết: “Khác với các em nhỏ tuổi hoàn toàn bị cuốn vào thế giới bên ngoài, học sinh các em lớp lớn trong nhà trường lại cố gắng tìm hiểu cái thế giới bên ngồi ấy nhằm tìm cho mình chỗ đứng trong đó và tìm cho mình chỗ dựa để xác lập quan điểm và niềm tin của mình”. Song, có một điều là thanh niên mới lớn ít nhiều vẫn cịn bồng bột nên khó tránh được những sai lầm trong đánh giá. Nhưng dù sao thì đó vẫn là dấu hiệu cho thấy một trình độ, một nhân cách đang trưởng thành, vì thế người giáo viên nên và cần có thái độ nghiêm túc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các em. Và phương pháp tốt nhất là người thầy vừa kết hợp giữa việc lắng nghe ý kiến của học trị lại vừa có phương pháp, biện pháp định hướng cho các em đạt tới được chân lí của khoa học, hình thành trong các em một cách suy nghĩ và đánh giá đúng.

Để có một phương pháp dạy học thích hợp và hiệu quả, không thể không nắm vững tâm lý tiếp nhận văn chương của học sinh, những phản ứng chung và riêng của học sinh với tác phẩm nghệ thuật ở các mức độ của sự phát triển tâm lý lứa tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học tác phẩm của nam cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)