2.2.3.1. Phần hành chính
Bao gồm các thông tin: họ tên, tuổi, giới, ngày khám.
2.2.3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có răng nanh hàm trên ngầm
• Răng nanh vĩnh viễn chậm mọc.(delayed eruption)
Hình 2.1. Răng nanh vĩnh viễn chậm mọc [16]
• Còn răng nanh sữa (overretention of the primary canine)
Hình 2.3. Phồng ngách tiền đình do răng nanh ngầm.
• Phồng ở phía vòm miệng ở vị trí răng nanh.
Hình 2.4. Phồng ở vòm miệng do răng nanh ngầm [25].
• Thân răng cửa bên nghiêng.
ngầm [25]
• Lệch đường giữa răng cửa trên so với đường giữa mặt.
• Khe thưa ở vùng răng trước hàm trên.
• Khớp cắn: đánh giá tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai bên theo phân loại của Angle.
2.2.3.3. Các đặc điểm trên panorama và CBCT.
• Các góc đo của răng nanh hàm trên ngầm:
(1) Góc giữa răng nanh và răng cửa bên: góc tạo bởi trục dọc của thân răng nanh và trục dọc thân răng cửa bên.
(2) Góc tạo bởi răng nanh và đường giữa (3) Góc tạo bởi răng nanh và mặt phẳng cắn.
• Vị trí răng nanh so với các răng lân cận theo chiều trong – ngoài: phía vòm miệng hoặc tiền đình hoặc ở trong cung răng.
• Sự tiếp xúc giữa thân răng nanh ngầm và các răng cửa. Mối tương quan này được đánh giá theo 2 mức độ:
+ Tiếp xúc: khoảng cách giữa thân răng nanh hàm trên ngầm và các răng cửa kế cận < 1mm.
+ Không tiếp xúc: khoảng cách giữa thân răng nanh ngầm và các răng cửa kế cận ≥ 1mm.
• Tiếp xúc xoang hàm
Hình 2.6. Hình ảnh tiêu chân răng cửa bên do răng nanh ngầm hàm trên trên xquang [25]
• Phân bố sự tiêu chân răng: răng cửa giữa, răng cửa bên, tiêu cả răng cửa giữa và răng cửa bên, răng hàm nhỏ thứ nhất.
• Mức độ tiêu chân răng của từng răng. Theo S. Oberoi [5]:
- Không tiêu chân răng (bề mặt chân răng còn nguyên vẹn bình thường).
- Tiêu nhẹ: đến ½ độ dày ngà răng
- Trung bình: trên ½ độ dày ngà răng cho đến tủy răng - Nghiêm trọng: hở tủy
• Các vị trí tiêu chân răng ở từng răng: 1/3 chóp, 1/3 giữa, 1/3 phía cổ răng.
• Phân bố chân răng bị tiêu theo tuổi.
• Mối liên quan giữa vị trí thân răng nanh ngầm và mức độ tiêu chân răng.