Kt qu thí nghi mv Xuân 2011 vv Xuân 2012 àụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa loài phụ japonica tại huyện mù cang chải tỉnh yên bái (Trang 43 - 94)

huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ khơng khí (%) Lượng mưa (mm) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 1 11,5 13,0 85,0 84,0 48,0 53,3 2 15,3 15,2 79,0 78,0 6,0 1,7 3 15,4 16,9 78,0 74,0 71,9 10,7 4 19,4 21,1 79,0 74,0 90,0 161,1 5 21,2 27,7 79,0 78,0 226,9 148,6 6 22,7 23,5 85,0 85,0 286,6 342,9 7 23,0 23,7 81,0 86,0 159,3 475,4 8 22,3 83,0 161,0 9 22,2 52,0 172,0 10 19,7 77,0 69,4 11 16,5 80,0 7,3 12 15,6 84,0 97,2

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, 2012)

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái ở những tháng đầu năm là tương đối thấp, tháng 12 năm 2010, đến tháng 3 năm 2011 (nhiệt độ dưới 150C kéo dài liên tục trong 45 ngày) đã ảnh hưởng đến sinh trưởng giai đoạn mạ, nhưng cuối tháng 3 nhiệt độ tăng dần đảm bảo

thuận lợi cho quá trình đẻ nhánh. Cuối vụ nhiệt độ tăng hơn thích hợp cho lúa làm địng, trỗ bơng.

Vụ Xn 2011, là vụ có đợt rét đậm rét hại kéo dài nhất trong 60 năm gần đây, ảnh hưởng đến quán trình sinh trưởng của cây lúa trong giai đoạn mạ và giai đoạn lúa đẻ nhánh, vụ Xuân 2012, các đợt rét đậm rét hại liên lục xảy ra trong tháng 1 và tháng 2, theo đánh giá thời tiết khí hậu tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái từ tháng 1 đến tháng 3 không thuận lợi cho quá trình phát triển sinh trưởng của cây lúa đặc biệt giai đoạn mạ và giai đoạn đẻ nhánh, làm cho cây lúa kéo dài thời gian sinh trưởng, ảnh hưởng đến công tác tăng vụ sản xuất của người dân.

3.1.2. Lượng mưa

Nước là yếu tố rất cần thiết và quan trọng đối với đời sống của cây lúa, nhu cầu về nước thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nhìn chung lượng mưa ở huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái đủ cho chu kỳ sống của cây lúa. Tuy nhiên, ở vụ Xuân gặp khó khăn, hạn đầu vụ, tháng 2 vẫn là tháng có lượng mưa thấp nhất (1,7 mm- 6 mm), tuy nhiên do cánh đồng xã Nậm Khắt có nguồn nước tưới chủ động bằng cơng trình thuỷ lợi do Nhà nước đầu, nước chủ yếu bắc nguồn từ trên núi, tuy nhiên do cánh đồng xã Nậm Khắt nằm ở độ cao 1.350 m so với mặt nước biển, nguồn nước tưới lạnh làm ảnh hưởng đến suốt quá trình sinh trưởng của cấy lúa.

3.1.3. Ẩm độ khơng khí

Ẩm độ khơng khí là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây lúa, ẩm độ khơng khí ở vụ Xn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại lúa, nhưng nhìn chung là thích hợp cho lúa sinh trưởng, phát triển.

3.2. Kết quả thí nghiệm vụ Xuân 2011 và vụ Xuân 2012

3.2.1. Sinh trưởng và phát triển của mạ

Sinh trưởng và phát triển là đặc tính vốn có của cây lúa, tuỳ từng giống mà thời gian sinh trưởng và phát triển có thể dài hay ngắn, có thể thấy

rằng thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, phụ thuộc vào thời vụ sản xuất như vụ Xuân thời gian sinh trưởng dài hơn vụ Mùa, phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh tác động đồng thời cịn phụ thuộc vào kỹ thuật bón phân, thời điểm bón hay nói một cách khác đó là phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật thâm canh. Để đánh giá sức sinh trưởng của mạ chúng tôi theo dõi thí nghiệm và thu được kết quả thể hiện ở Bảng 3.2.

Để đánh giá sức sống của cây mạ người ta thường chú ý tới một số chỉ tiêu như màu sắc lá mạ, chiều cao cây, sức sống của mạ.

Ở vụ Xuân 2011: điều kiện thời tiết rét đậm rét hại kéo dài liên tục trong 45 ngày từ tháng 1 đến tháng 2 nên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của mạ của tất cả các giống lúa thí nghiệm, giống lúa ĐS1, J01, J02 được đánh giá ở điểm 5, giống lúa lai Nhị ưu 838 (đối chứng) đánh giá ở điểm 9. Giống ĐS1 có chiều cao cây mạ lớn nhất đạt 17,3 cm cao hơn giống đối chứng 0,7 cm. Số lá mạ của các giống thí nghiệm cũng dao động từ 4,0 - 4,5 lá. Tuổi mạ khi cấy các giống lúa là 20 ngày.

Bảng 3.2. Tình hình sinh trưởng phát triển của mạ

Giống lúa Vụ Xuân 2011 Vụ Xuân 2012

Tuổi mạ khi cấy (ngày) Số lá khi cấy (ngày) Chiều cao mạ (cm) Sức sống mạ Tuổi mạ khi cấy (ngày) Số lá khi cấy (ngày) Chiều cao mạ (cm) Sức sống mạ ĐS1 20 4,5 17,3 5 25 4,5 13,7 5 J01 20 4,3 17,1 5 25 4,5 14,0 5 J02 20 4,4 17,0 5 25 5,0 14,7 5 Nhị ưu 838 20 4,0 16,6 9 25 4,7 13,8 5 Ở vụ Xuân 2012: do gặp điều kiện thời tiết lạnh, ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại liên tục xẩy ra từ tháng 1 đến tháng 2 ảnh hưởng đến sức sống của mạ, các giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn mạ đều sinh trưởng trung bình, giống ĐS1, J01, J02 và giống lúa lai Nhị ưu 838 (đối chứng) đạt điểm 5. Tuổi mạ đạt 25 ngày nhưng ở các giống khác nhau có chiều cao cây mạ khác nhau.

Chiều cao cây mạ dao động từ (13,7 - 14,7cm). Giống J02 có chiều cao cây mạ đạt cao nhất 14,7 cm.

So sánh chất lượng mạ giữa 2 vụ Xuân chúng tôi thấy: Sức sống của mạ của các giống ĐS1, J01, J02 tương đương nhau, trong vụ Xuân 2011 giống lúa lai Nhị ưu 838 (đối chứng) mạ sinh trưởng và phát triển kém đạt điểm 9 nguyên nhân chính do rét đậm rét hại kéo dài liên tục trong 45 ngày, vụ Xuân 2012 sức sống mạ của các giống lúa thí nghiệm tương đương nhau đạt điểm 5.

3.2.2. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng (TGST) là khoảng thời gian được tính bằng ngày kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín (80% số bơng/quần thể chín). Thời gian sinh trưởng của cây lúa dao động từ 80 - 240 ngày, cá biệt có giống tới 270 như giống lúa nổi hoặc có giống chỉ có 75 ngày [17]. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi làm địng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: Rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau, thời kỳ này có các giai đoạn: Nảy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm địng cho đến khi chín.

Nếu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bơng/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: Làm địng, trỗ bơng, chín sữa, vào chắc, chín. Như vậy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng sinh thực rất

ít biến động, thời gian từ làm địng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày.

Theo tác giả Bùi Huy Đáp (1980), [4]: Thời gian sinh trưởng của lúa mà quá ngắn không đủ để cây đẻ nhánh và tạo nên một diện tích lá tốt, nếu thời gian sinh trưởng quá dài làm cho cây bị che bóng lẫn nhau ảnh hưởng đến q trình quang hợp của bộ lá… Do vậy, tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây lúa là rất cần thiết, là cơ sở để chúng ta bố trí cơ cấu cây trồng, cũng như biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả về thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa như sau:

- Thời kỳ mạ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, vụ Xuân 2011 tuổi mạ đạt 20 ngày, vụ Xuân 2012 tuổi mạ đạt 25 ngày. Giai đoạn mạ vụ Xuân 2011 do gặp điều kiện thời tiết rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của mạ, các giống ĐS1, J01, J02 cả hai vụ mạ sinh trưởng và phát triển trung bình, mạ giống lúa lai Nhị ưu 838 (đối chứng) vụ Xuân 2011 sinh trưởng và phát triển kém, còi cọc.

- Các giống lúa trong thí nghiệm có thời gian từ cấy đến đẻ nhánh dao động từ 35 - 40 ngày (vụ Xuân 2011) và từ 10-16 ngày (vụ Xuân 2012).

+ Thời gian đẻ nhánh: Đây là thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng của đối

với cây lúa vì giai đoạn này tạo nên các cơ quan sinh dưỡng của cây, quyết định đến năng suất, sản lượng sau này. Vì vậy tất cả các biện pháp tác động của con người đều tác động vào giai đoạn này. Điều quan trọng là phải tạo ra các bộ phận dinh dưỡng của cây để làm sơ sở cho năng suất hạt sau này. Qua số liệu ở bảng 3.3, cho ta thấy: Các giống lúa thí nghiệm có thời gian đẻ nhánh biến động từ 22 - 27 ngày (vụ Xuân 2011) và từ 26 - 33 ngày (vụ Xuân 2012). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa

Giống Thời gian ngày kể từ khi gieo đến ... (ngày)

Vụ Xuân 2011 Vụ Xuân 2012

Ngày

gieo Cấy

Đẻ

nhánh địngLàm bơngTrỗ Chín Ngày gieo Cấy nhánhĐẻ địngLàm bơngTrỗ Chín ĐS1 5/1/2011 20 59 116 149 184 10/1/2012 25 41 106 138 173 J01 20 60 110 144 179 25 42 101 133 168 J02 20 58 111 144 179 25 38 102 134 169 Nhị ưu 838 (đc) 20 55 112 144 177 25 35 99 131 166

+ Thời gian từ cấy đến trỗ: Khi cây lúa trổ bông được coi là kết thúc

giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt lúa. Số nỗn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này, những nỗn khơng được thụ tinh sẽ khơng có hạt và bị lem lép hạt, bị trắng đầu bơng hay gọi là thối hóa bơng. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-30oC, ẩm độ thích hợp nhất là từ 80-85%. Thời kỳ này quyết định số lượng hạt - một trong yếu tố cấu thành năng suất. Đối với cây lúa thì khoảng cách giữa đẻ nhánh với trổ bơng càng dài càng có lợi cho hình thành hạt. Khoảng cách này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Qua số liệu ở Bảng 3.3, cho ta thấy: Các giống lúa thí nghiệm có thời gian từ cấy đến trỗ bông dao động từ 124-129 ngày (vụ Xuân 2011) và từ 106-113 ngày (vụ Xuân 2012). Giống ĐS1 có thời gian từ cấy đến trỗ bông dài hơn giống lúa lai Nhị ưu 838 (đối chứng) là 7 ngày.

+ Thời gian sinh trưởng: Quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia

làm 3 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín. Thời gian sinh trưởng là thời gian tính từ khi hạt nảy mầm đến khi chín hồn tồn, đây là tổng thời gian các thời kỳ sinh dưỡng của cây lúa. Thời gian sinh trưởng của một giống phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Cùng một giống nếu gieo trồng ở các thời vụ khác nhau, trong những điều kiện thời tiết khí hậu, chân đất khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Mục đích của việc tìm hiểu và theo dõi các thời kỳ sinh trưởng, thời gian sinh trưởng của cây lúa để bố trí mùa vụ, cũng như các biện pháp kỹ thuật hợp lý, nhằm tăng hệ số sử dụng đất trên một đơn vị diện tích và các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng năng suất.

Qua số liệu ở Bảng 3.3, cho ta thấy: Vụ Xuân 2011, các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 177 - 184, giống đối chứng Nhị ưu 838 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 177 ngày, giống J01, J02 có thời gian sinh trưởng dài hơn so giống đối chứng là 2 ngày, giống ĐS1 có thời gian sinh trưởng dài hơn giống Nhị ưu 838 (đối chứng) là 7 ngày.

Vụ Xn 2012, các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 166-173 ngày. Giống ĐS1 có thời gian sinh trưởng dài nhất 173 ngày hơn giống đối chứng 7 ngày.

3.2.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng liên quan tới tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống. Xu hướng chọn giống ngày nay là chọn tạo những giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, thấp cây, ưa thâm canh, chống đổ tốt và có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao cây của các giống lúa để đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh, ngồi ra chiều cao cây cịn liên quan đến việc bố trí mật độ gieo cấy, khả năng đẻ nhánh… Do vậy nghiên cứu chiều cao cây giúp chúng ta có các biện pháp kỹ thuật phù hợp phát huy hết tiềm năng của từng giống lúa.

Qua bảng 3.4 ta thấy: chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 89,3 - 94,7 cm (vụ Xuân 2011). Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 4,26 cm các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn giống đối chứng Nhị Ưu 838 ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2012 chiều cao cây của các giống dao động từ 88,8 - 97,9 cm. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 3,57 cm các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn giống đối chứng Nhị Ưu 838 ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.4. Chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa thí nghiệm Giống lúa Vụ Xuân 2011 (cm) Vụ Xuân 2012 (cm)

ĐS1 94,7 97,5 J01 91,1 93,3 J02 89,3 88,8 NHỊ ƯU 838 93,7 97,9 P 0,07 0,00 CV (%) 2,3 1,9

LSD05 4,26 3,57

3.2.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Đẻ nhánh là một tập tính sinh vật học của cây lúa, nhánh được hình thành từ các mắt trên thân (cịn được gọi là các mầm nách), các mầm này có thể phát triển thành nhánh nếu như gặp điều kiện thuận lợi và ngược lại có thể teo đi nếu gặp điều kiện bất thuận.

Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, tuổi mạ khi cấy, mật độ cấy và yếu tố dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh.

Thông qua việc nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của giống trên các công thức tham gia thí nghiệm, chúng ta có thể điều chỉnh mật độ gieo cấy, đánh giá được khả năng cung cấp dinh dưỡng cho lúa. Ngoài ra để tác động các biện pháp kỹ thuật vào các thời điểm nhất định để đạt được số dảnh hữu hiệu cao, đó là một yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Nhìn chung lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao là một đặc tính quý mà nhà chọn giống cần quan tâm. Điều này rất quan trọng trong quá trình chọn tạo giống lúa. Do vậy chúng tôi tiến hành theo dõi động thái sinh trưởng của nhánh.

Bảng 3.5. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa vụ Xuân 2011

Giống lúa Dảnh cơ bản (Dảnh/ khóm) Dảnh tối đa (Dảnh/ khóm) Dảnh hữu hiệu (Dảnh/ khóm) Sức đẻ nhánh chung Sức đẻ nhánh hữu hiệu Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) ĐS1 2 9,1 5,3 4,6 2,8 58,9 JO1 2 8,6 4,8 4,3 2,4 56,1 JO2 2 7,3 4,4 3,6 2,2 60,9 Nhị ưu 838 2 9,2 5,1 4,6 2,6 56,1 P 0,04 0,17 0,04 0,2 0,1 CV% 7,7 9,1 7,7 9,5 4,2 LSD05 1,3 0,9 0,7 0,5 4,8

Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa vụ Xuân 2012 Giống lúa Dảnh cơ bản (Dảnh/ khóm) Dảnh tối đa (Dảnh/ khóm) Dảnh hữu hiệu (Dảnh/ khóm) Sức đẻ nhánh chung Sức đẻ nhánh hữu hiệu Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) ĐS1 2 9,3 5,9 4,6 3,4 66,4 JO1 2 6,8 5,6 3,4 2,8 65,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa loài phụ japonica tại huyện mù cang chải tỉnh yên bái (Trang 43 - 94)