CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
4.1 Thiết kế giao diện
Sử dụng phong cách Material Design. Material Design là hình thức phát triển hơn của Flat Design (thiết kế phẳng) - một xu hướng ‘làm mưa làm gió’ thời gian gần đây. Tuy nhiên, thay vì mang đến cảm giác ‘phẳng lì’ trên tồn bộ giao diện, Material Design là những lớp Flat xếp chồng lên nhau, tạo chiều sâu và điểm nhấn hơn thiết kế phẳng thông thường.
Material Design chủ yếu tập trung vào những đường nét đơn giản, sử dụng những gam màu đậm, nổi bật. Đồng thời, chúng thường sử dụng những yếu tố đồ họa có cảm giác 3D, có hiệu ứng ‘nổi lên’ trên giao diện.
Ngồi ra, thiết kế này cịn bao gồm những chuyển động tự nhiên, như khi các nút, menu hiện trên màn hình chẳng hạn. Tất cả đều nhằm mục đích mang lại cho người dùng trải nghiệm mới mẻ hơn, thú vị hơn và gần gũi với đời thực.
Một số đặc điểm có thể dùng để ‘nhận dạng’ Material Design là:
• Thường sử dụng những gam màu nổi bật, tuy nhiên vẫn cần thống nhất một mảng màu chủ đạo
• Các biểu tượng (icon) phẳng, theo phong cách tối giản và dễ hiểu
• Giao diện phẳng, ít hoặc khơng có hiệu ứng chuyển màu hay đổ bóng
• Tận dụng nhiều khoảng trắng, giúp không gian giao diện khá thống và dễ chịu.
• Hiệu ứng chuyển động tự nhiên, mượt mà, dễ để hình dung
• Tránh đi sự nhàm chán: Nhờ có các màu sắc vui vẻ và sinh động hơn, hiệu ứng chuyển động lôi cuốn hơn.
Android Studio cịn có thể tạo ra các biểu tượng cho các loại kích cỡ màn hình một cách nhanh chóng và đơn giản với tính năng Image Asset.