ECB bán USD mua EUR thì sẽ làm cho EUR khan hiếm trên thị trường và thêm nữa, ECB sẽ huy động EUR bằng cách bán trái phiếu chính phủ. Do đó, ECB sẽ tạo được áp lực làm đồng EUR tăng giá.
5. Tài khoản vãng lai của một quốc gia thâm hụt có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không? Nhận định cụ thể về trường hợp Việt Nam trong giai đoạn nhập siêu.
Tài khoản vãng lai của một quốc gia thâm hụt là một vấn đề đáng lo ngại.
Cụ thể cán cân mâu dịch là thâm hụt trong gia đoạn những năm 2007 – 2009 ở Việt Nam vì gặp phải tình trạng là nhập siêu. Việc thâm hụt cán cân mậu dịch của Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng cho đến nay. Ngoài ra, một thành phần nữa của tài khoản vãng lai là cán cân dịch vụ, đó là số tiền chi trả cho các dịch vụ du lịch quốc tế hay dịch vụ khác. Việc các du khách Việt Nam du lịch nước ngoài là sự tượng trưng cho một luồng tiên “ chảy ra” khỏi Việt Nam dẫn đến giảm tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Thực trạng các năm về cán cân mậu dịch của Việt Nam: Năm 2007 thâm hụt là 14.12 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu là 48.57 tỷ USD, nhập là 62.69 tỷ USD.
Năm 2008, cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng so với năm 2007 và nhập khẩu vẫn chiếm cao hơn xuất khẩu.
Tuy nhiên đến 2009, thâm hụt giảm 32% so với 2008 giảm xuống còn 12.25% tỷ USD. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi và chính phủ Việt Nam đã kịp thời đưa ra những biện pháp cải thiện hợp lý.
Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2011 của Việt Nam còn 3,7% GDP
Thâm hụt tài khoản vãng lai thử thách nền kinh tế Việt Nam( trích báo Financial Times.)
Kinh tế Việt Nam mạnh hơn so với những người bi quan vẫn nghĩ, nhưng nhiều phân tích vẫn cảnh báo rằng một số thế mạnh có thể suy yếu do sự thiếu ổn định của tiền tệ và tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Nhiều nhà phân tích tin tưởng rằng kinh tế vẫn tăng trưởng 3-5% trong năm nay nhưng giá trị VNĐ sẽ tiếp tục giảm.
Trong nhiều tháng, VNĐ được giao dịch chính thức ở mức đáy của biên độ cho phép và vào tháng 3, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng biên độ từ 3 lên 5%, giá trị đồng VNĐ giảm xuống mức thấp mới.
Tỷ giá chính thức của VNĐ ( tỷ giá liên ngân hàng), đã giảm 9% trong năm vừa qua, lại giảm thêm 2% trong 6 tháng đầu năm nay.
Nhưng VNĐ đã mất 4,1% giá trị trên thị trường tự do và John Shrimpton, đồng sáng lập và Giám đốc Quỹ Dragon Capital tại Tp.HCM nói ông sẽ không mấy bất ngờ nếu VNĐ giảm thêm 5% nữa.
Việt Nam chỉ có 20 tỷ USD dự trữ ngoại tệ – tương đương với gần 4 tháng nhập khẩu – nên phạm vi can thiệp hạn chế, dẫn đến thiếu hụt USD trên thị trường tự do. Chính phủ Việt Nam khơng ḿn ḅc các cơng ty phải chuyển đổi khoản đôla mình đang nắm giữ, nhưng đang sử dụng mọi cách có thể để giải quyết vấn đề thanh khoản USD. Ba ngân hàng lớn nhất Việt Nam – BIDV, Vietinbank và Vietcombank – cắt giảm lãi suất tiền gửi USD từ 2% xuống 1,5%: lãi suất tiền gửi VNĐ đang ở mức hơn 9%.
Tuần trước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ chấp nhận bảo đảm nợ trái phiếu bằng đồng USD.
Một phần vấn đề là niềm tin – nhà xuất khẩu giữ lại thu nhập bằng đôla thay vì đổi sang VNĐ – nhưng một yếu tố khác là thâm hụt tài khoản vãng lai đã lên tới 8,4 tỷ USD, hay 9,3% GDP năm 2008.
Xuất khẩu vàng lên tới 2,5 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, tăng 1.600% so với năm ngoái, và các nhà phân tích cảnh báo rằng con số này không bền vững.
“Xuất khẩu tăng không bền vững vì dự trữ vàng đang giảm và xuất khẩu nói chung sẽ giảm mạnh hơn,” Prakriti Sofat, kinh tế gia tại HSBC, viết trong một nghiên cứu gần đây.
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại lớn không phải điều bất thường tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng cộng 2,8 tỷ USD từ đầu năm đến nay, sẽ cải thiện bớt tình hình.
Nhưng việc đồng tiền tiếp tục yếu đi khiến doanh nghiệp Việt Nam khó vay vốn từ thị trường và chính phủ khó huy động vốn cho kế hoạch kích thích 8 tỷ USD – lượng trái phiếu bán ra, cả bán lẻ và bán buôn, đã giảm mạnh.
6. Cty NK N của Hongkong cần có 1.000.000 USD để thanh tốn nợ trong 3 tháng tới, dự đốn USD có thể tăng giá thì ngay từ bây giờ cty N có thể mua quyền chọn
mua USD trên thị trường với số tiền đảm bảo 0,02 HKD cho mỗi USD và tỷ giá thực hiện USD/HKD = 5,6050 . Ngồi ra khơng có thêm bất kỳ chi phí nào. Hỏi Cty N nên làm thế nào nếu 3 tháng sau tỷ giá thị trường:
a. USD/HKD = 5,6080 b. USD/HKD = 5,6020 GIẢI
Ta có:
Phí bỏ ra để có quyền chọn mua : 1.000.000 x 0,02 = 20.000HKD
Tổng chi mua mà Cty N bỏ ra : 1.000.000 x 5.6050 + 20.000 = 5.625.000HKD a. USD/HKD = 5,6080
Tổng chi mua: 1.000.000 x 5,6080 = 5.608.000 HKD Chênh lệch : 5.608.000 - 5.625.000 = -17.000HKD l -17.000 l < 20.000
==> Cty nên thực hiện hợp đồng (Cty lợi 3.000HKD) b. USD/HKD = 5,6020
Tổng chi mua: 1.000.000 x 5,6020 = 5.602.000HKD Chênh lệch: 5.602.000 - 5.625.000 = -23.000HKD ===> Cty nên hủy hợp đồng
7. Cty XK HongKong thu được 1.000.000USD, để tránh biến động của tỷ giá giảm xuống làm ảnh hưởng đến 1.000.000USD thu được thì ngay từ bây giờ cty XK có thể bán quyền chọn mua 1.000.000USD trên thị trường với số tiền đảm bảo 0,02HKD cho mỗi USD và tỷ giá thực hiện USD/HKD = 1,69.Ngoài ra khơng có thêm bất kì phí nào nữa. Hỏi Cty XK sẽ lãi hay lỗ nếu 3 tháng sau tỷ giá thị trường:
a. USD/HKD = 1,78 b. USD/HKD = 1,65 c. USD/HKD = 1,59 GIẢI
Ta có:
Phí thu về khi bán quyền chọn mua: 1.000.000 x 0,02 = 20.000 HKD
Tổng thu bán mà nhà XK thu đc : 1.000.000 x 1.69 + 20.000 = 1.710.000 HKD a. USD/HKD = 1,78 Tổng thu bán : 1.000.000 x 1,78 = 1.780.000 HKD Chênh lệch : 1.710.000 - 1.780.000 = - 70.000 HKD ==> Cty lỗ b. USD/HKD = 1,65 Tổng thu bán : 1.000.000 x 1,65 = 1.650.000HKD Chênh lệch : 1.710.000 - 1.650.000 = 60.000HKD ==> Cty lãi
c. USD/HKD = 1,59
Tổng thu bán : 1.000.000 x 1,59 = 1.590.000HKD Chênh lệch : 1.710.000 - 1.590.000 = 120.000HKD ==> Cty lãi
8.Thị trường ngoại hối là nơi:
A. Diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau
B. Mua bán cổ phiếu và trái phiếu mua bằng ngoại tệ C. Giao dịch mua bán kim loại quý
D. Mua bán USD và VND
9.Thời hạn thực hiện của hợp đồng kỳ hạn là: A. 90 ngày
B. 30 ngày C. 100 ngày