MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở tổng công ty muối (Trang 82 - 87)

1. Chính sách quản lý của Nhà nước

Ở các chương trên cho thấy để Tổng Cơng ty kết hợp hài hồ hai nhiệm vụ kinh doanh và xã hội cần phải có sự hỗ trợ từ các chính sách quản lý của Nhà nước. Thực chất nhiệm vụ xã hội mà Tổng Cơng ty phải thực hiện đó là nhiệm vụ Nhà nước giao phó. Tổng Cơng ty Muối là cơng cụ vĩ mô để Nhà nước thực hiện các chỉ tiêu xã hội. Vì vậy trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội cần phải có sự trợ giúp tích cực vào cơ chế, chính sách quản lý. Đặt vấn đề ra như trên khơng có nghĩa là Tổng Cơng ty Muối sẽ ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước hoặc sẽ nghiêm chỉnh đến cứng nhắc khi thực hiện kế hoạch cuả Nhà nước. Các chính sách quản lý Nhà nước đã có phần ưu ái Tổng Cơng ty hơn so với các thành phần kinh tế khác, hỗ trợ để Tổng Cơng ty ln giữ vai trị chủ đạo trong nghành muối.

Chính sách tài chính

 Để bình ổn giá cả trên thị trường muối, Nhà nước cần quy định một mức giá trần về muối. Bởi vì đề phịng khi giá q cao gây nên các cơn sốt muối, thì Tổng Cơng ty và người sản xuất bị thiệt hại nhiều nhất. Khi giá cao kéo dài, Tổng Công ty bán với giá thị trường nhưng giá mua vào cũng cao do đó lợi nhuận thấp, vì thế Nhà nước cần hỗ trợ một lượng vốn để Tổng Cơng ty có thể mua khi có nhu cầu.

 Đối với muối Iốt bán cho các tỉnh miền núi, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cước phí vận chuyển, tiền cơng trộn Iốt, bao bì để dân cư miền núi có thể mua với mức giá thấp hơn ở đồng bằng.

 Ngân sách dành cho phổ cập muối Iốt tại miền núi nên giao trực tiếp cho các địa phương quản lý hoặc các cơ sở sản xuất muối Iốt quản lý. Giao trực tiếp ngân sách như vậy sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại địa phương nhanh chóng điều hồ được cung cầu tại thị trường đó, giảm bớt những thủ tục phiền hà, thời gian vơ ích khi các đơn vị thành viên đi xin kinh phí.

 Nguồn thu ngân sách từ ngành muối cần được tái đầu tư để lại để phát triển nghề muối trong các trường hợp như :

- Trợ giúp dân gặp thiên tai, trợ giúp giá khi họ thu hoạch quá nhiều làm cho mất giá, cũng như trợ giá để khuyến khích người làm muối xuất khẩu và làm muối công nghiệp.

- Đầu tư cải tạo xây dựng các đồng muối, cơ giới hoá và hiện đại hoá ngành muối.

Các đề nghị cụ thể về các chính sách tài chính Nhà nước

- Vốn: Nhà nước nên cấp đủ số tiền để mua đủ số lượng Muối mà Nhà nước yêu cầu. Tổng Công ty Muối phải dự trữ khoản vốn mà Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp, nên tính theo giá hiện thời tránh tình trạng giá thay đổi qua nhiều năm. Ngoài hỗ trợ vốn cho dự trữ Nhà nước còn phải hỗ trợ xây dựng các cơng trình xây dựng cơ bản. cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống.

- Bù lỗ: Trong trường hợp mua muối dự trữ tại thời điểm giá cao khi giá bị giảm nhanh thì Nhà nước nên tính tốn để bù lỗ khoản chênh lệch này. Bù lỗ cho các khoản cước phí vận chuyển, bốc xếp cung cấp muối cho miền núi, bù lỗ do vận chuyển từ Nam ra Bắc để bình ổn giá cả. Nhà nước phải đảm bảo không chiếm dụng và không thu hẹp vốn kinh doanh của Tổng Công

ty .

- Thuế : Đưa thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, các loại thuế kinh doanh khác, tăng thuế gián thu đối vơí các đối tượng sản xuất kinh doanh. Nhà nước phải xác định được thuế muối là nguồn ngân sách hỗ trợ đảm bảo quá trình tái đầu tư sản xuất muối. Cần thay đổi cách nhìn nhận trước đây khơng hề coi trọng nguồn thu thuế từ muối, không thực hiện đăng ký kinh doanh muối. Tất cả các đơn vị cá nhân kinh doanh muối phải nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước .

Việc thu thuế đưa khấu hao về giá thành để định giá bán, không loại trừ cho bất cứ đối tượng tiêu dùng nào để nhanh chóng đưa muối trở thành một loại hàng hố có giá trị trên thị trường . Việc đánh thuế khơng nhằm mục đích giảm doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh muối. Ý nghĩa của việc đánh thuế là nâng cao giá trị thương phẩm mặt hàng muối đồng thời tăng nguồn thu tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất .

- Chính sách tín dụng: Để kinh doanh muối bình thường, khơng gây biến động cần tránh tình trạng ép giá của tư thương. Tư thương ép giá của người sản xuất khi tới mùa thu hoạch “giá hạ phải bán rẻ”. Để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất địi hỏi các doanh nghiệp muối Nhà nước có một số vốn lưu động cần thiết để mua số lượng dư thừa này .

Tuy nhiên vốn lưu động của Tổng Cơng ty cịn q ít, vì thế Nhà nước cần có chính sách cấp vốn lưu động cho Tổng Cơng ty muối. Vì thực hiện nhiệm vụ xã hội của Tổng Công ty khi phổ cập muối Iốt rất khó khăn địi hỏi phải có kinh phí lớn để tun truyền, giáo dục, quảng cáo...

Đặc điểm của kinh doanh muối có tính chất mùa vụ. Khi mà Tổng Công ty đã nhận định được nhu cầu sắp tới khan hiếm muối và phải mua muối ngay nhưng vì vốn khơng có nên doanh nghiệp đánh tuột mất thời cơ. Do đó đối với việc vay vốn ngân hàng Nhà nước có những quy chế rõ ràng để các tổ

chức tín dụng ngân hàng Nhà nước có sự ưu tiên đáp ứng đủ vốn cho công ty, đồng thời Nhà nước cần phải có kế hoạch chỉ đạo các ngân hàng thương mại để các ngân hàng này sẵn sàng cung cấp tiền mặt cho Tổng Công ty và các đơn vị thành viên vay được bất cứ lúc nào với lãi suất thích hợp .

2. Cần đảm bảo sự nhất quán trong kế hoạch điều động bình ổn giá của Tổng Công ty .

Trong điều kiện sản xuất mùa vụ sút kém, giá muối tăng đột ngột cần có sự chỉ đạo nhất quán trong kế hoạch điều động bình ổn giá cả. Nhà nước chỉ huy điều tiết các doanh nghiệp vận chuyển điều hoà sản lượng giữa các vùng. Tuy nhiên khi có sự bất ổn trên thị trường, cung vượt hoặc thấp hơn cầu thì Bộ Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn phải tính tốn định mức thiếu hụt cụ thể để Tổng Cơng ty có kế hoạch phù hợp để từ đó Tổng Cơng ty sẽ điều động các cơng ty nào cần tham gia? số lượng bao nhiêu? thời hạn như thế nào? phải tránh không điều động ồ ạt dẫn đến tình trạng thị trường bị dư thừa quá nhiều, giá cả giảm thấp hơn giá mua vào làm cho lỗ lớn.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu kết quả kinh doanh, phân tích tình hình kinh doanh tại Tổng Cơng ty Muối vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu những luận cứ khoa học việc tìm hiểu vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh muối, với kiến thức còn chưa đầy đủ nên em em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chun đề thực tập này chỉ nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách khái quát nhất, nếu có thời gian được tiếp xúc và nghiên cứu lâu hơn về đề tài này, chắc chắn em sẽ hoàn thành đề tài sâu sát hơn, hiện thực hơn.

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Tổng Công ty muối tự đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Đó là thực hiện cải tổ mơ hình quản lý theo hướng tập đồn kinh tế, kiến thiết một đội ngũ quản lý có năng lực, trình độ nhạy bén với biến động của thị trường. Đồng thời đi sâu nghiên cứu thị trường thực hiện các công tác marketing nắm bắt thị trường . . .

Với những giải pháp nêu trên em tin rằng nếu được áp dụng vào thực tế chắc chắn sẽ thu được những kết quả nhất định giúp Tổng công ty Muối ổn định, đứng vững và không ngừng phát triển, ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội mà Đảng và Nhà nước giao cho Tổng công ty.

Em xin chân thành cảm ơn các phịng, ban trong Tổng cơng ty Muối

đã nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành đề tài này.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đặng Đình Đào đã tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình “Kinh tế thương mại” - dùng cho chuyên ngành Quản trị kinh doanh và thương mại quốc tế .

Đồng chủ biên: GS.TS. Đặng Đình Đào _ TS. Trần Văn Bão.

2 Giáo trình “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại”. Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Thừa Lộc _ TS. Trần Văn Bão.

3 Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp thương mại”.

Đồng chủ biên: PGS.TS.Hoàng Minh Đường _ GS.TS. Nguyễn Thừa Lộc 4 Thông tin từ trang Web www.visalco.com.vn của Tổng công ty Muối

Việt nam.

5 Thời báo kinh tế Việt nam – www.vneconomy.com.vn 6 Báo Kinh tế và đô thị - www.ktdt.com.vn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở tổng công ty muối (Trang 82 - 87)