Tại hội nghị tống kết công tác của ngành Kiếm sát nhân dân năm 1966, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương Đăng đã chỉ rõ:
Ngành Kiểm sát là một trong những công cụ của Nhà nước dân chủ nhân dân, có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, tăng cường chuyên chính đối với bọn phản cách mạng, tăng cường kỷ
luật xã hội trong quân chúng nhân dân. Đê đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh trong nhân dân, ngành Kiếm sát nhân dân cần kiểm tra các vụ bắt, giam và xét xử một cách sáng suốt, thận trọng. Đối với những hành vi phạm pháp cùa một số công dân, cần có biện pháp xử lý thích đáng, kiên quyết. Không xử oan một người ngay nhưng cũng không để lọt một kẻ có tội.
Năm 1967, khi nghe báo cáo công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch ủy ban thường vụ
quốc hội đã kết luận:
Công tố là một biện pháp chuyên chính trong bất cứ Nhà nước nào. Khơng có cơ quan Nhà nước nào có thể thay thế ngành Kiểm sát để sử dụng quyền công tố. Bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay khơng, có đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước hay khơng, điều đó chính là Viện kiếm sát phải trông nom, bảo đảm làm tốt.
Tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngành, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thay mặt Đảng và Nhà nước đã yêu cầu ngành Kiểm sát nhân dân:
Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.• 7 • • •
Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp như Nghị quyết 08- NQ/TW, Nghị quyết 49- NQ/TW và văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khắng định và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác công tố.
Nghị quyêt sô 08- NQ/TW năm 2002 của Bộ Chính trị xác định: Hoạt động công tố phài thực hiện ngay từ khi khởi tổ vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp; tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp
oan, sai trong bat giữ.
Trong Nghị quyết số 49-NQ/TW năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị tiếp tục yêu cầu trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiếm sát hoạt động tư phá ... .Viện kiểm sát nhân dân tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tịa xét xử.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Đại hội XIII của Đảng (năm
2021) khắng định chủ trương: Nghiên cứu, ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đển năm 2045, trong đó có Chiến lược cải cách tư pháp. Một trong những nội dung quan trọng là phải chú trọng tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Viện kiếm sát nhân dân. Theo đó, kiện tồn tồ chức và hoạt động cùa Viện kiềm sát nhân dân nói chung và hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng là địi hỏi mang tính tất yếu khách quan và đặt ra một số yêu cầu sau đây:
Văn kiện Đại hội của Đảng trong những năm gần đây luôn chỉ rõ Viện kiểm sát nhân dân phải: “Tăng cường trách nhiệm công tổ trong hoạt động
điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.
Như vậy, Đảng và Nhà nước luôn luôn khăng định xây dựng một nên công tố mạnh, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm quan trọng trong đấu tranh phịng, chống tội phạm. Công tác công tố của Viện kiểm sát phải xuyên suốt, bao quát quá trình tố tụng kể từ khi khởi tố vụ án, điều tra, xét xử cho đến khi có bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Phải bảo đàm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội được phát hiện kịp thời, đầy đủ, xử lý nghiêm minh, có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội. Đồng thời, công tác công tố phải bảo đảm không để làm oan người vô tội. Chống để lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời không để làm oan người vô tội là hai mặt của một vấn đề trong công tác công tố, Viện kiểm sát các cấp phải quán xuyến làm tốt cả hai yêu cầu này.
Bên cạnh những yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước chủ trương sẵn sàng đảm bảo tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Ngành Kiểm sát nhân dân phải quán triệt đầy đủ những quan điểm trên của Đảng và của các đồng chí Lãnh đạo Đàng và Nhà nước trong nhận thức cũng như trong hành động cụ thể, để không ngừng nâng phấn đấu cao chất lượng và hiệu quả, hiệu lực công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Thực tiễn cho thấy, Viện kiểm sát nhân dân làm tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp sẽ góp phần quan trọng xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Trong một số đạo luật mới được Quốc hội thông qua đã xác định nhiều điểm mới về vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong các hoạt động tư pháp, theo hướng tăng cường trách nhiệm cho Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm
sát hoạt động tư pháp trong đó có kiềm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
3.2. Tiêp tục hồn thiện hệ thơng pháp luật
Qua quá trình áp dụng thực tiễn Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được nghiên cứu xử lý từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 3 Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 5, 7, 8 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơng an cấp xã có thẩm quyền tiếp nhận, phân loại, xử lý ban đầu các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; nếu là tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển đến Cơ quan điều tra ... nhưng hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định Viện kiểm sát trực tiếp kiếm sát hoạt động nêu trên của Công an xã nhằm tránh việc phân loại, xử lý ban đầu của Công an xã không đúng hoặc lạm dụng quy định này Cơ quan điều tra có chỉ đạo Cơng an xã tự giải quyết không chuyển cho Cơ quan điều tra dẫn đến quy định của pháp luật không được thực hiện nghiêm túc và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.• • • 1 •
Việc khơng quy định cho Viện kiểm sát có quyền trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của công an cấp xã, là kẽ hở có thế dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Bởi nơi có trách nhiệm tiếp nhận đầu vào của tố giác, tin báo về tội phạm rất quan trọng. Nếu Viện kiếm sát không kiểm sát tốt đầu vào sẽ không kiểm sát được nguồn tin tiếp nhận của Cơ quan điều tra, dễ dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Liên ngành Trung ương cần quy định Viện kiểm sát nhân dân phối hợp với Cơ quan điều tra hàng năm kiểm tra tại công an các xã, phường, thị trấn, Đồn Công an về tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các
cơ quan, đơn vị này để hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Thứ hai, Điêu 151 Bộ luật tơ tụng hình sự năm 2015 quy định vê trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm nhưng lại không quy định về trình tự thụ lý và thời hạn giải quyết điều đó gây khó khăn cho q trình thụ lý, giải quyết và công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn này. Chính vì vậy mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cần phải xem xét, báo cáo để Viện kiểm sát nhân dân tối cao và liên ngành trung ương có hướng dẫn cụ thể.
Thứ ba, trên thực tiễn có rất nhiều vụ việc mà lời khai của người tố giác, người bị tố giác có ý nghĩa quan trọng làm căn cứ để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra khơng thể triệu tập để lấy lời khai kiếm tra, xác minh vì lý do người bị tố giác khơng có mặt tại địa phương. Dần đến khi hết thời hạn xác minh tin báo không thể ra được Quyết định khởi tố vụ án hay Quyết định không khởi tố vụ án. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng đối với trường hợp nêu trên dẫn đến khi thời hạn giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra có thẩm quyền khơng có căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết tố giác tin báo về tội phạm.
Vì vậy, cần có quy định hướng dẫn đối với trường hợp Cơ quan có thấm quyền đã gửi giấy mời, giấy triệu tập nhiều lần, lập biên bản xác minh về việc người tố giác, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố vắng mặt tại địa phương ..., nhưng vẫn chưa gặp và ghi được lời khai của người này, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể áp dụng điểm b khoản 1, Điều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự “Đã yêu cầu cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý
nghĩa quyết định đoi với việc khởi to hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả ” ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Thứ tư, tại khoản 1 Điều 148; điểm c khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cho thấy ràng khi hết thời hạn quy định tại Điều 147 của
Bộ luật này, Viện kiếm sát cũng có quyền quyết định tạm đình chỉ việc giải
qut tơ giác, tin báo vê tội phạm, kiên nghị khởi tô. Thê nhưng,theo quy định tại Điều 149 thì khi lý do tạm đình chi việc giãi quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khơng cịn, chỉ có Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới có quyền ra quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm. Để khắc phục hạn chế trên, cần bổ sung thẩm quyền quyết định việc phục hồi giãi quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho Viện kiếm sát vào quy định tại Điều 149 của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015.
Thứ năm, theo quy định tại Điều 7 thông tư liên tịch số 04/2018 của liên ngành trung ương quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có quy định trong trường hợp Viện kiểm sát xét thấy việc Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án chưa đủ căn cứ thì có văn bản u cầu Cơ quan điều tra bố sung chứng cứ, tài liệu để làm rõ. Tuy nhiên cả Bộ luật tố tụng hình sự và thơng tư liên tịch số 04/2018 của liên ngành trung ương đều không quy định việc Cơ quan điều tra bố sung chứng cứ, tài liệu để làm rỗ trong thời gian bao lâu. Điều này gây khó khăn trong quá trình giải quyết và kiểm sát hoạt động cùa Cơ quan điều tra. Vì vậy cần có quy định cụ thể về thời gian bổ sung chứng cứ, tài liệu của Cơ quan điều tra trong trường hợp này.
Thứ sáu, Bộ luật tố tụng hình sự quy định vị trí, vai trị của Viện kiểm sát trong công tác kiếm sát việc giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn thụ lý, giãi quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Theo đó, Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát chặt chẽ các tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra thu thập được nhằm đàm bảo căn cứ phê chuấn, khi cần thiết sẽ tham gia nhận dạng, đối chất, tham gia lấy lời khai, nhưng vẫn còn một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật Cơ quan điều tra vẫn được tiến hành mà không cần thiết có sự tham gia của Viện kiểm sát như khám xét khẩn cấp, bắt
quả tang thu giữ tang, tài vật, ... Điêu này dê dân đên việc Điêu tra viên có thể làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc thay đổi bản chất vụ việc nhưng Viện kiểm
sát không thể kiểm sát được.
Thứ bảy, đối với quy định về việc gia hạn thời hạn tạm giữ: cần thiết phải quy định rõ "trường hợp cần thiết", "trường hợp đặc biệt" là những trường hợp nào để đăm bảo chặt chẽ việc gia hạn thời hạn tạm giữ, tránh việc ra quyết định gia hạn tạm giữ một cách tùy tiện, thiếu căn cứ, hoặc lạm dụng việc gia hạn tạm giữ vì việc gia hạn tạm giữ là một trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp cùa cơng dân.
3.3. Giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Để nâng cao hiệu quả kiểm sát hoạt động tư pháp trong thời gian tới đây, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện:
Thứ nhất, thường xuyên quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật về vấn đề kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kiểm sát việc ra quyết định khởi tố và quyết định khơng khởi tổ vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc áp dụng bắt, tạm giữ trong toàn ngành kiểm sát.
Thứ hai tổ chức các lớp nghiệp vụ ngắn ngày cho các cán bộ, Kiểm sát viên đế nhận thức rõ hơn vai trị, trách nhiệm cùa mình trong q trình kiểm sát hoạt động tư pháp, tích cực phát hiện các vi phạm của Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo hoạt động tố tụng của các cơ quan này thực hiện đúng quy định của pháp luật.