Định nghĩa chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong gia

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27)

1.2. Kiếm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự

1.2.2. Định nghĩa chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong gia

giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

O • • •

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014:

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiếm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giãi quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật ....

Do phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố, vì vậy chúng tơi đi sâu làm rõ chức năng kiếm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự như sau:

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án

hình sự của Viện kiêm sát nhân dân là chức năng do Hiên pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, trong giai đoạn này kiểm sát viên phải nghiên cứu, xem xét, kiếm tra, đánh giá tính có căn cứ và tính hợp pháp các hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bởi Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc khởi tố vụ án đúng tội danh, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội.

Đối tượng của kiểm sát khởi tố các vụ án hình sự chính là các hành vi xử sự và quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.

Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, Viện kiểm sát phải dựa trên các căn cứ pháp lý là Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tiến hành kiểm sát bảo đảm sự tuân theo pháp luật, cũng như bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp của các hành vi tố tụng hình sự mà chủ thế bị kiểm sát thực hiện.

Phạm vi của hoạt động kiểm sát khởi tố các vụ án hình sự được xác• • • • • • định bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền điều tra trực tiếp phát hiện hay tiếp nhận nguồn tin, cho tới khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Việc xác định phạm vi như vậy thể hiện tính đầy đủ, tồn diện của hoạt động kiếm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố các vụ án hình sự của Viện kiếm sát, cũng như thế hiện đầy đủ bản chất pháp lý của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố các vụ án hình sự đó là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.

Từ phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự như sau:

kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là chức năng hiến định của Viện kiểm sát nhân dân, là sự giám sát trực tiếp mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.

1.2.3 Đặc điếm của chức năng kiếm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự• • •

Từ định nghĩa nêu trên chúng t có thể thấy một số đặc điểm chung của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố như sau:

Thứ nhất, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự là chức năng hiển định của Viện kiểm sát, có phạm vi xác định, thời điểm bắt đầu từ khi có dấu hiệu cùa tội phạm xảy ra và thời điếm kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự.

Thứ hai, đối tượng của việc giám sát là mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố các vụ án hình sự.

Thứ ba, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

1.2.4 Mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự• •

Từ định nghĩa nêu trên và trên cơ sở các quy định pháp luật chúng ta có thể thấy kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố có một số mục đích sau:

Thứ nhất, kiếm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố nhằm bảo đám việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thực hiện đúng quy định cùa pháp luật;

Thứ hai, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố nhằm bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định pháp luật, quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm

giam không bị luật hạn chế phải đươc tôn trọng, bảo vệ;

Thứ ba là mọi vi phạm pháp luật về hoạt động động tư pháp trong giai đoạn khởi tố phải được phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh

1.2.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiếm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ vào Điều 4 Luật tổ chức viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, chúng ta có thể thấy Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tổ có một số nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Thứ nhất, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;

Thứ hai, Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;

Thứ ba, xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tồ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng

ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.

1.2.6. Ỷ nghĩa của việc kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tổ vụ án hình sự• •

Kiềm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vừa là cơ chế kiểm sốt từ bên ngồi, độc lập với đối tượng giám sát, nhưng lại có khả năng bao

quát và giám sát được toàn bộ, từng hoạt động cụ thê trong quá trình thực hiện hoạt động khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng, qua đó đã đảm bảo Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh, hạn chế sai phạm, vi phạm cùa các cơ quan tham gia thực hiện hoạt động tư pháp. Bởi lẽ, Viện kiểm sát nhân dân chỉ xem xét đối tượng kiểm sát hoạt động tư pháp dưới phương diện có hợp pháp hay khơng hợp pháp mà không can thiệp vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan này. Khi Viện kiếm sát nhân dân phát hiện vi phạm thì thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu khắc phục những vi phạm đó; hoặc tập hợp nhiều vi phạm phổ biến để kiến nghị đến cơ quan quản lý hoặc cơ quan quyền lực nhà nước, cũng như tham mưu cho cấp ủy Đảng để chỉ đạo, khắc phục vi phạm. Vì vậy, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiềm sát nhân dân không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp, mà bảo đảm pháp luật được thực hiện, chấp hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất, bảo vệ quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Chương 2

PHÁP LUẬT VỀ KIÊM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG

GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ vụ ÁN HÌNH sự VÀ THựC TIỀN KIỂM SÁT 2.1. Cơng tác kiêm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tô

2.1.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Trước khi đi tìm hiểu vấn đề, chúng ta phải có nhận thức cơ quan về tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố là gì. Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thơng tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khới tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khơng chi quy định cụ thể, thống nhất về cách hiếu về tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố mà còn quy định cụ thể về Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đây là một tiền đề pháp luật quan trọng để Viện kiểm sát nhân dân căn cứ tiến hành kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn này.

Công tác kiêm sát việc tiêp nhận, giải quyêt tô giác, tin báo vê tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân có đối tượng tác động là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cơng tác này có mục tiêu là bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực hiện đúng quy định của pháp luật; mọi vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải được phát hiện, xừ lý kịp thời, nghiêm minh.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khi kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Viện kiếm

sát nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Thứ nhất, tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết; kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, kiểm sát việc tạm đình chì việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm;

Thứ hai, khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động: Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật; kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kểt quả cho Viện kiểm sát; cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;

Thứ ba, yêu câu thay đôi Điêu tra viên, Cán bộ điêu tra; giải quyêt tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Cơng tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là công tác đầu tiên trong giai đoạn khởi tố, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là hoạt động mở đầu

của quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tổ, cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm hay không để quyết định việc khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự. Để có thể hồn thành tốt cơng tác này kiểm sát viên trong ngành kiểm sát phải kiểm sát việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ

quan điều tra đúng pháp luật, đầy đủ; bảo đảm mọi tội phạm đều được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý.

Hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát có vị trí, vai trị quan trọng trong bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Thực tiễn cho thấy khi kiểm sát tốt việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố sẽ quyết định chất lượng của việc thực hiện

chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử. Đồng thời, thông qua hoạt động này có thể khẳng định khẳng định việc cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố là đúng người, đúng tội và bảo đảm các căn cứ để xử lý tội phạm, bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý theo quy định của pháp luật, tránh làm oan, sai và không bỏ lọt tội phạm.

Việc thực hiện tôt chức năng kiêm sát việc giải quyêt tin báo và tô giác tội phạm sẽ giúp cho việc viện kiểm sát đồng ý hoặc húy bỏ quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra chính xác và có căn cứ.

Qua đó, có thể khẳng định hoạt động kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm là một hoạt động không thế thiếu trong quá trình tố tụng hình sự vì nó

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)