II. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì
2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng
2.2 Theo kỳ hạn
Ngoài việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền thì không thể bỏ qua tiêu chí kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Từ việc xác định chính xác lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, ngân hàng sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý, nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu vốn lâu. Cơ cấu theo kỳ hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Số dư: triệu đồng, Tỷ trọng: %
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 1.391.473 100,00 1.287.296 100,00 1.532.748 100,00 1.591.817 100,00 Nguồn không kỳ hạn 194.327 13,97 182.158 14,15 227.081 14,82 252.773 15,88 Nguồn có kỳ hạn 1.197.146 86,03 1.105.138 85,85 1.305.667 85,18 1.339.044 84,12
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)
Cũng như các chi nhánh của các NHTM, NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì thu hút một lượng lớn nguồn vốn có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, do đó ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng, đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn, đem lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng ngân hàng đã và đang hoàn thành rất tốt mục tiêu đã đề ra. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế (>80%). Quy mô vốn có kỳ hạn biến động tương tự tổng vốn huy động, trong khi đó tỷ trọng trong tổng vốn huy động giảm dần. Cụ thể vốn có kỳ hạn năm 2008 giảm 7,69% so với năm 2007, tương ứng 92.008 triệu đồng, năm 2009 tăng 18,15% so với năm 2008, từ 1.105.138 triệu đồng lên 1.305.667 triệu đồng và năm 2010 tăng 2,56% so với năm 2009, lên 1.339.044 triệu đồng.
Cũng qua bảng trên có thể thấy nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với vốn có kỳ hạn nhưng tỷ trọng qua các năm tăng dần. Tiền gửi này được huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp và một bộ phân dân cư. Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu để thanh toán và đảm bảo tính thanh khoản. Qua các năm, tuy quy mô biến đổi không đều, nhưng nhìn chung cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn trong tổng vốn huy động có xu hướng tăng dần, từ 13,97% năm 2007 lên 14,15% năm 2008, 14,82% năm 2009 và 15,88 năm 2010. Có sự biến động tăng về tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động là do nguồn vốn này có đóng góp khá quan trọng vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng vì đây là nguồn có chi phí lãi thấp, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa dạng hóa danh mục tài sản có như: cho vay tổ chức tín dụng khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi, đầu tư khác… Mặc dù sự biến động của nguồn vốn này khá cao nhưng với lượng khách hàng tương đối ổn định thì sự rút gửi thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về thanh khoản. Mặt khác, chi nhánh cũng đã có những biện pháp tích cực để phòng ngừa loại rủi ro này, đó là luôn duy trì, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Số dư: triệu đồng, tỷ trọng: %
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Nguồn có kỳ hạn
1.197.146 100,00 1.105.138 100,00 1.305.667 100,00 1.339.044 100,00Dưới 12 tháng 693.375 57,92 786.065 71,13 973.795 74,58 1.065.136 79,54 Dưới 12 tháng 693.375 57,92 786.065 71,13 973.795 74,58 1.065.136 79,54 Trên 12 tháng 503.771 42,08 319.073 28,87 331.872 25,42 273.908 20,46
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)
Nguồn vốn có kỳ hạn của ngân hàng bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư và các công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng. Mặc dù việc thu hút nguồn vốn có kỳ hạn đòi hỏi chi phí rất lớn nhưng nguồn vốn này giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh, kế hoạch hóa được nguồn vốn và sử dụng vốn.
Trong nguồn vốn có kỳ hạn nguồn có thời hạn dưới 12 tháng tăng liên tục về quy mô và tỷ trọng trong giai đoạn 2007 - 2010. Nguồn này cũng có mức biến động cao nhưng ổn định hơn nguồn tiền không kỳ hạn và luôn tăng qua các năm. Đến năm 2010 vốn này chiếm gần 80% nguồn vốn có kỳ hạn. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi.
Lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng này, vì vậy chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, các chương trình dự thưởng nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, lãi suất huy động của ngân hàng cũng thay đổi theo kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
Trong khi đó nguồn có thời hạn trên 12 tháng giảm liên tục về quy mô và tỷ trọng. Cụ thể năm 2008 giảm 184.698 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng 36,66%. Đến năm 2010 vốn này chỉ chiếm trên 20% vốn có kỳ hạn, con số này là tương đối thấp. Trong thời gian tới Ngân hàng cần có những giải pháp để thu hút thêm nguồn vốn này. Nguyên nhân chủ yếu khiến quy mô và tỷ trọng nguồn vốn huy động trên 12 tháng giảm liên tục là do lãi suất huy động nguồn vốn này kém hấp dẫn hơn lãi suất dành cho các khoản tiền
gửi có thời hạn dưới 12 tháng. Tính chất của nguồn vốn huy động trên 12 tháng là đảm bảo thanh khoản, đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong kinh doanh, đặc biệt là những dự án lớn, thời gian hoàn vốn lâu thì ngân hàng phải huy động nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng với lãi suất cao hơn nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Thêm vào đó, khác với nguồn huy động ngắn hạn với tính chất không ổn định, ngân hàng phải lập một khoản dự trữ thanh khoản cao dự phòng khách hàng rút tiền. Còn với nguồn vốn trung và dài hạn, thời gian đáo hạn dài, tương đối ổn định nên khoản phải lập dự phòng tương đối thấp, ngân hàng có thêm một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Ví dụ: Đối với nguồn huy động ngắn hạn, nếu huy động 10 đồng thì ngân hàng phải trích lập dự phòng 4 đồng và đem đầu tư 6 đồng. Còn với nguồn trung và dài hạn, huy động 10 đồng thì ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng 2 đồng và đem đầu tư 8 đồng.
Như vậy có thể thấy, lợi nhuận mà nguồn vốn trung và dài hạn đem lại là rất cao. Vì vậy chi nhánh đã có những chính sách, biện pháp và hình thức khác nhau như mở loại hình dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thưởng…nhằm làm tăng lượng vốn trung và dài hạn trong thời gian tới.
Bảng 6: Biểu lãi suất huy động từ dân cư của NHNo&PTNT năm 2007, 2009 và 2010 Đơn vị: %/năm Kỳ hạn Năm 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 36 tháng 2007 7,2 7,44 7,56 7,68 7,8 8,04 8,4 9,12 9,24 2009 7 7,4 7,6 7,6 7,7 7,8 8,0 8,52 9,00 2010 12 12 12 12 12 11,52 11,52 11,4 10,8 (Nguồn: http://www.laisuat.vn/Pages/)