Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 31 - 36)

1.2.1. Đặc trưng của môn Sinh học

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học kỹ thuật và Công nghệ thông tin, Sinh học hiện đại đang phát triển rất nhanh. Sinh học vừa phân hóa thành nhiều chuyên ngành nhỏ, vừa hình thành những lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, gian ngành. Sinh học có nhưng đặc trưng riêng khác với các ngành khoa học tự nhiên khác:

- Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Kiến thức Sinh học được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở quan sát, thực nghiệm. Kiến thức Sinh học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Ngày nay,với sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các nguyên lý, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác (Hóa học, Vật lý, Tốn học, Điều khiển học, Tin học...), Sinh học tập trung nghiên cứu sự sống ở cấp vi mô (phân tử, tế bào) và vĩ mơ (quần thể- lồi, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển).

- Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế giới sống, là một hình thức

vận động cao của một dạng vật chất phức tạp. Thế giới sống rất đa dạng, phong phú, với nhiều cấp độ tổ chức nhưng có những quy luật chung.

- Nhiệm vụ của Sinh học là nghiên cứu cấu trúc, cơ chế và bản chất các hiện tượng, các quá trình sinh học và nghiên cứu mối quan hệ giữa thế

giới sống và mơi trường bên ngồi.

- Sinh học có ý nghĩa quan trọng cho đời sống loài người. Những phát hiện về những quy luật của sinh giới, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của sinh vật. Sinh học hiện đại đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, phục vụ đắc lực không những cho sản xuất nông - lâm - thủy sản mà cịn đối với cơng nghiệp, kỹ thuật, đặc biệt là y học. Nhiều thành tựu có ý nghĩa thực tiễn to lớn có liên quan đến việc ứng dụng các tri thức Sinh học.

Như vậy, những đặc trưng của môn Sinh học đã chi phối hệ thống các

phương pháp dạy học Sinh học và chi phối các nguyên tắc dạy học: Chủ yếu

là người dạy hướng dẫn người học phương pháp học và chỉ cung cấp những

kiến thức cơ bản nhất. Người dạy giúp người học tăng cường khả năng thực hành, khả năng quan sát, tăng cường sử dụng mơ hình, sơ đồ, đồ thị và khai thác các phương tiện hiện đại và đặc biệt là giúp người học rèn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, đáp ứng được cho người học nhu cầu học tập suốt đời.

1.2.2. Thực trạng việc đổi mới dạy học nhằm phát huy tính tích cực và tư duy sáng tạo của HS ở trường THPT hiện nay

- Trong điều kiện tồn cầu hóa, việc đánh giá chất lượng dạy học, giáo dục, cũng như trình độ PPDH của một nước phải dựa vào những tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn đổi mới PPDH trong các trường THPT như thế nào?

Thực tế cho thấy, nếu dự các giờ thi dạy giỏi thì có thể thấy PPDH đã có nhiều thay đổi so với trước như:

+ Máy tính điện tử đã được sử dụng vào dạy học, làm cho bài giảng sinh động hơn.

+ Hoạt động độc lập của HS trong giờ học nhiều hơn trước. + Đã chú ý tổ chức thảo luận nhóm.

+ Chú ý phối hợp các phương pháp khi dạy học. + Đã bước đầu đổi mới việc kiểm tra đánh giá. + Nhịp độ giờ học nhanh hơn trước.

Đó là những thay đổi rất quan trọng theo hướng tăng cường tính tích cực, độc lập, sáng tạo của các em. Điều đó cho thấy nhận thức và tay nghề của người thầy đã được nâng lên nhờ có chế độ bồi dưỡng thường xuyên và hợp lý.

Tuy nhiên, trong các giờ học bình thường thì phương pháp thuyết trình vẫn là chủ yếu, thỉnh thoảng có phát vấn, sử dụng các phương tiện trực quan, xây dựng tình huống có vấn đề. Nhìn chung, chưa có những tiến bộ rõ rệt trong việc sử dụng các phương pháp theo yêu cầu đào tạo con người năng động, sáng tạo [34].

Ngun nhân của tình trạng này có nhiều như: do sức ép của thi cử, tình trạng quá tải, đổi mới phương tiện dạy học không đồng bộ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu mới, chưa tác động đến lợi ích người thầy như một động lực xã hội, các PPDH tích cực thường cần được đầu tư về thời gian, cơng sức, thậm chí cả tài chính của giáo viên, sử dụng chúng thường phức tạp hơn những PPDH truyền thống. Điều này được thể hiện rõ qua phiếu điều tra

GV về việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Sinh học ở trường THPT.

- Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Sinh học ở một số trường THPT tại tỉnh Thái Bình. Việc khảo sát được tiến hành dưới hình thức sử dụng phiếu điều tra. Dưới đây là tổng hợp kết quả điều tra thực trạng qua phiếu điều tra 26 GV trên địa bàn huyện Kiến Xương và thành phố Thái Bình về tình hình sử dụng phương pháp, biện pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bộ môn Sinh học THPT. Kết quả như sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học

STT Phƣơng pháp và biện pháp dạy học Sử dụng thƣờng xuyên Sử dụng khơng thƣờng xun Rất ít khi sử dụng Khơng bao giờ sử dụng SL % SL % SL % SL % 1 Diễn giảng 23 88,5 2 7,7 1 3,8 0 0 2 Thuyết trình 20 77 5 19,2 1 3,8 0 3 Dạy học nêu vấn đề 1 3,8 3 11,53 15 57,7 7 26,97 4 Sử dụng bài tập thực tiễn 2 7,7 4 15,38 12 46,15 8 30,77 5 Sử dụng bản đồ khái niệm 0 0 1 3,8 1 3,8 24 92,4

Như vậy, qua bảng 1.1 cho thấy GV đã có sự phối hợp các PPDH khác nhau trong quá trình dạy học Sinh học. Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp truyền thống vẫn là chủ yếu, việc sử dụng các PPDH tích cực được sử dụng hạn chế trong dạy học Sinh học.

Chính vì vậy tơi đã lựa chọn thực hiện dạy học bằng sử dụng tình huống có vấn đề, sử dụng các bài tập thực tiễn, sử dụng bản đồ khái niệm vào dạy học “Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11, THPT nhằm phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết

vấn đề cho HS theo mục đích giáo dục hiện đại. Đây là những phương pháp, biện pháp dạy học tích cực có thể sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Nhƣ vậy, trong chương 1 đã trình bày về một số xu hướng đổi mới trong dạy học hiện nay cũng như phân tích mối quan hệ giữa các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực với việc phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Thông qua điều tra thực trạng thăm dị ý kiến về việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Sinh học ở trường THPT tại tỉnh Thái Bình. Tơi nhận thấy rằng việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Sinh học ở trường THPT là cần thiết và phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay, nhằm phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Dựa vào cơ sở vững chắc về lý luận và thực tiễn đã trình bày như trên, tôi quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu:

Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học “Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11, THPT.

CHƢƠNG 2

̣N DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH CƢ̣C TRONG DA ̣Y HỌC “CHƢƠNG 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

VÀ NĂNG LƢỢNG”- SINH HỌC 11, THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)