Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục trường mầm non của phòng giáo dục và đào tạo huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 98)

Nhận xét bảng 3.1:

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy cả 5 biện pháp trên đều được đánh giá rất cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi. Cụ thể là:

* Về tính cấp thiết của các biện pháp:

Kết quả khảo sát cho thấy cả năm biện pháp đều được đánh giá cao, có tới trên 90% số phiếu điều tra được đánh giá với mức độ rất cấp thiết và cấp thiết.

Đầu tiên cho thấy biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về quản lí thiết bị giáo dục trường mầm non” nhận được 85.3% số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được hỏi cho là rất cấp thiết, 11% số được hỏi cho là cấp thiết. Vì thực tế cũng cho thấy nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên của các trường nhận thức chưa đồng bộ, còn một số chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, còn nặng về coi trẻ, trông trẻ, một số trường lại bảo quản TBGD thái quá bằng cách cất giữ khơng sử dụng. Xuất phát từ chính thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, GV, nhân viên cịn có những hạn chế trong nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của TBGD trong quá trình dạy học dẫn đến không phát huy hết tác dụng của thiết bị, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc,

viên là thực sự quan trọng và cấp thiết. Chỉ khi nào nhận thức của cán bộ quản lý, GV, nhân viên được đúng đắn thì họ mới có hành động đúng đắn và chuẩn xác.

Biện pháp "Tăng cường đầu tư kinh phí, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường mầm non" có tới 96% số phiếu điều tra đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết. Sở dĩ biện pháp này cũng được đánh giá cao ở mức rất cấp thiết và cấp thiết chứng tỏ đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thiếu kỹ năng, nghiệp vụ trong việc khai thác sử dụng TBGD trong quá trình dạy học. Hơn nữa việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường mầm non phải tiến hành các ngày thứ 7, chủ nhật (ngày nghỉ của cán bộ, giáo viên, nhân viên) cho nên phải tăng cường đầu tư kinh phí để tiến hành. Hơn nữa có đầu tư kinh phí thì việc tổ chức mới đạt được hiệu quả.

Các biện pháp 2, 4, 5 theo điều tra tính cấp thiết và rất cấp thiết cũng đều trên 90%. Điều đó chứng tỏ trong những năm trước đây việc quản lý TBGD bằng việc lâ ̣p kế hoạch , tổ chức và chỉ đạo , tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua nhân điển hình của Phịng GD&ĐT đối với các trường MN của huyện Hải Hậu chưa được thường xuyên, chưa có hệ thống quy củ, QL cịn qua loa, đại khái chưa đi vào chi tiết, cụ thể, chưa khoa học. Chỉ khi có sự QL một cách khoa học, một cách hệ thống từ lâ ̣p kế hoạch , tổ chức và chỉ đạo , tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua thì Phịng GD&ĐT huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định mới đạt hiệu quả cao, mới góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

* Về tính khả thi của các biện pháp:

Kết quả khảo sát cũng cho thấy cả năm biện pháp đưa ra đều được đánh giá có tính khả thi rất cao nếu được áp dụng trong thực tiễn. Biện pháp được đánh giá thấp nhất ở mức độ rất khả thi chiếm tới 79% là biện pháp “Lâ ̣p kế hoạch QL TBGD phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN và tình hình thực tế của các trường MN” và tiếp theo là biện pháp “Tổ chứ c và chỉ đạo sâu sát hiệu trưởng các nhà trường quản lí thiết bị giáo dục phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN và tình hình thực tế của các trường MN” 80.7% và biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua nhân điển hình về quản lí thiết bị giáo dục của các trường mầm non” 81% .

Các biện pháp được đánh giá cao là rất khả thi trong thực tiễn đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về quản lí thiết bị giáo dục trường mầm non” 87.3% và biện pháp “Tăng cường đầu tư kinh phí, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường mầm non” 92% .

Sở dĩ các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao như vậy bởi thực tế cho thấy việc triển khai nội dung và các hoạt động của các biện pháp trên thực tế là rất phù hợp với thực trạng các trường mầm non huyện Hải Hậu , tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay và các biện pháp này đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn trong công tác quản lý TBGD trường MN của Phòng GD&ĐT.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý TBGD các trường MN của Phòng GD &ĐT trong bối cảnh hiện nay được trình bày ở chương 1 và qua nghiên cứu thực tế về thực trạng quản lý TBGD trường MN của Phòng GD &ĐT huyê ̣n Hải Hâ ̣u , tỉnh Nam Đi ̣nh ở chương 2, tác giả luận văn nhận thấy việc quản lý TBGD ở các trường MN của Phòng G D&ĐT huyê ̣n Hải Hâ ̣u , tỉnh Nam Định cần được quan tâm, chú trọng và tìm ra những biện pháp thiết thực nhất để nâng cao chất lượng cho công tác quản lý TBGD nhằm phục vụ tốt cho quá trình giáo dục, chăm sóc trẻ MN , tác giả đề xuất 5 biện pháp đó là :

- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về quản lí thiết bị giáo dục trường mầm non;

- Lập kế hoạch QL TBGD phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN và tình hình thực tế của các trường MN;

- Tăng cường đầu tư kinh phí, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường mầm non;

- Tổ chứ c và chỉ đạo sâu sát hiệu trưởng các nhà trường quản lí thiết bị giáo dục phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN và tình hình thực tế của các trường MN;

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua nhân điển hình về quản lí thiết bị giáo dục của các trường mầm non.

Hơn nữa, qua việc lấy ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV của các trường MN huyê ̣n Hải Hâ ̣u về tính cầ p thiết và tính khả thi của 5 biện pháp trên, tác giả thu được kết quả là khá cao trên 80% số người được hỏi cho rằng các biện pháp đề xuất là rất cầp thiết và mang tính khả thi cao. Năm biện pháp tác giả đề xuất nếu được áp dụng không những nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý TBGD ở Phòng GD&ĐT huyê ̣n Hải H ậu, tỉnh Nam Định mà cịn có thể áp dụng cho các Phịng GD &ĐT khác có hịan cảnh tương đồng nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý TBGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường MN trong bối cảnh hiện nay. Các biện pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự ưu tiên tùy theo tình hình thực tế của từng nơi sẽ đem lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1.Về mặt lý luận

Qua nghiên cứu lý luận cho thấy thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện vật chất cốt lõi của nhà trường. Lý luận đã chứng minh TBGD khơng thể thiếu trong q trình giáo dục nói chung, giáo dục chăm sóc trẻ mầm non nói riêng. Nó là cơng cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp trẻ mầm non phát triển thể chất, ngơn ngữ, tình cảm, nhâ ̣n thức, thẩm mỹ. Hơn nữa thiết bị giáo dục có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý của Đảng, nhà nước: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

Luận văn đã làm rõ các khái niệm từ quản lý, quản lý giáo dục, quản lý thiết bị giáo dục để từ đó xác định nội dung quản lý TBGD của Phịng GD&ĐT. Từ đó Phịng GD&ĐT có cái nhìn tổng qt về cơng tác quản lý của mình và thực sự thấy được việc quản lý TBGD là một phần việc quan trọng, cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.

1.2.Về mặt thực tiễn

Qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường MN của Phòng GD&ĐT huyê ̣n Hải Hâ ̣u, tỉnh Nam Định, tác giả luận văn khái quát được những nét cơ bản nhất về quy mô phát triển giáo dục của huyện Hải Hậu nói chung và quy mô phát triển của giáo dục MN nói riêng. Đặc biệt đã tập trung khảo sát, đánh giá chi tiết thực trạng quản lý TBGD các trường MN của Phòng GD &ĐT huyê ̣n Hải Hâ ̣u . Qua đó nhận thấy cơng tác quản lý TBGD của Phòng GD&ĐT đã đưa ra được những biện pháp tích cực tuy nhiên cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa thực sự phát huy hết được hiệu quả của thiết bị trong quá trình sư phạm.

Thực tiễn cũng cho thấy nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của TBGD trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên và phu ̣ huynh học sinh còn hạn chế dẫn đến công tác sử dụng, bảo quản TBGD hiệu quả cịn kém. Hơn nữa cơng tác đầu tư mua sắm, bảo quản TBGD của Phòng GD&ĐT và các nhà trường chưa được đầu tư thích đáng dẫn tới thiết bị hỏng hóc, mất mát thiếu tính đồng bộ.

Cơng tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục, cho các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn vì kinh tế của huyện cịn chưa phát triển, cộng đồng dân cư chủ yếu là làm

nghề nông, và việc đầu tư trang bị, mua sắm TBGD cho nhà trường chủ yếu là do nguồn ngân sách nhà nước cấp.

Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý TBGD các trường MN của Phòng GD&ĐT huyện Hải Hâ ̣u , tỉnh Nam Định , tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý TBGD và đã khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của 5 biện pháp đó. Cụ thể: - Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về quản lí thiết bị giáo dục trường mầm non;

- Lập kế hoạch QL TBGD phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN và tình hình thực tế của các trường MN;

- Tăng cường đầu tư kinh phí, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực sử dụng thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường mầm non;

- Tở chứ c và chỉ đạo sâu sát hiệu trưởng các nhà trường quản lí thiết bị giáo dục phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN và tình hình thực tế của các trường MN;

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua nhân điển hình về quản lí thiết bị giáo dục của các trường mầm non.

Tác giả đề xuất 5 biện pháp trên và mong muốn triển khai áp dụng trong quản lý TBGD và thực hiện ở Phòng GD&ĐT huyê ̣n Hải Hâ ̣u , tỉnh Nam Định . Những biện pháp này có thể vận dụng linh hoạt ở các Phịng GD&ĐT khác có hồn cảnh tương đồng để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường MN đáp ứng mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục tổ chức nghiên cứu danh mục thiết bị tối thiểu và ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với số lượng, chất lượng TBGD, biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật khai thác sử dụng, bảo quản các loại hình TBGD.

Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường MN trong dịp nghỉ hè.

Tiếp tục đổi mới chương trình, cơng tác kiểm định đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và khi đó TBGD địi hỏi phải sử dụng triệt để và có hiệu quả trong các nhà trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quy định rõ một tỷ lệ là bao nhiêu % trong tổng số ngân sách nhà nước cấp cho các trường để đầu tư, mua sắm, sửa chữa, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ sử dụng, bảo quản TBGD hàng năm.

Tăng cường kinh phí đầu tư cho CSVC nói chung và TBGD nói riêng phù hợp với quy mô phát triển giáo dục MN của các địa phương, các khu vực. Việc này có thể gây ra việc bất bình đẳng trong giáo dục về đầu tư nhưng sẽ giải quyết được sự đồng bộ cho các địa phương.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nhà trường về công tác quản lý TBGD, và coi đây như là một trong các nội dung chính, chuyên đề chính trong kiểm tra, thanh tra các nhà trường các cơ sở giáo dục. Có thể đưa cơng tác sử dụng TBGD thành quy chế đánh giá cán bộ công chức, viên chức hàng năm (cụ thể là CBQL, giáo viên, nhân viên).

Việc cấp phát TBGD cho các nhà trường không nên cấp đều các trường như nhau mà nên căn cứ vào đề xuất của các nhà trường.

Tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo đi sâu trao đổi về kinh nghiệm khai thác sử dụng, bảo quản TBGD cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên. Hơn nữa, tổ chức cho cán bộ quản lý , giáo viên cốt cán các trường học tham quan học tập kinh nghiệm , các điển hình tiên tiến về giáo dục , tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về nhận thức về tầm quan trọng của TBGD trong quá tŕnh dạy học đặc biệt là về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo và CBQL các nhà trường mầm non

Từng bước vận dụng, thực hiện 5 biện pháp được tác giả đề xuất trong luận văn. Việc vận dụng cần phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng huyện và phải làm quyết liệt tránh bệnh hình thức, xem nhẹ cơng tác quản lý TBGD.

Hàng năm phải xây dựng kế hoạch mua sắm, tự làm bổ sung, sử dụng, duy tu sửa chữa trang thiết bị và bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV các trường MN.

Thực hiện nghiêm túc các cuộc hội thảo, các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, về khai thác sử sụng, bảo quản TBGD do Bộ, Sở tổ chức.

Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ, giáo viên được học tập, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu, học hỏi với các mơ hình giáo dục

tiên tiến. đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời đội ngũ giáo viên những người nhiệt tình ứng dụng, khai thác hiệu quả thiết bị vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ MN

Tăng cường kiểm tra việc sử dụng, bảo quản, tự làm thiết bị của giáo viên, nhân viên để đưa vào đánh giá thi đua khen thưởng hoặc phê bình, kỷ luật giáo viên, nhân viên hàng năm.

2.4. Đối với giáo viên và nhân viên

Phải nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của TBGD trong việc đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ MN, trong việc nâng cao thể trạng, trí tuệ, độ nhanh nhẹn, tự tin cho trẻ MN.

Chủ động trong việc sử dụng và khai thác triệt để các TBGD đặc biệt là các thiết bị hiện đại như phần mềm, đầu quay, máy chiếu, máy tính, thiết bị điện tử.

Xây dựng kế hoạch cá nhân về sử dụng, bảo quản, bổ sung TBGD trong từng học kỳ, từng năm học.

Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các buổi hội thảo về ứng dụng, khai thác TBGD có hiệu quả do nhà trường, cấp trên tổ chức để có đủ trình độ sử dụng thành thạo các TBGD trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục trường mầm non của phòng giáo dục và đào tạo huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 98)