Các kỹ thuật phát hiện lỗi đã được áp dụng chặt chẽ trong WiMAX để giảm yêu cầu tỉ số tín hiệu trên nhiễu hệ thống. Phát hiện lỗi trước (FEC), mã hoá Convolutional và các thuật tốn xen rẽ được sử dụng để tìm và phát hiện lỗi nhằm cải thiện dung lượng. Các kỹ thuật phát hiện lỗi này giúp phục hồi các khung bị lỗi có thể bị mất do phađing lựa chọn tần số hoặc lỗi cụm. Yêu cầu phát lại tự động (ARQ) được sử dụng để phát hiện lỗi mà không được phát hiện bởi FEC, bằng cách gửi lại thông tin bị lỗi. Điều này cải thiện đáng kể tỉ số lỗi bit (BER).
3.6.9 Điều khiển công suất
Cung cấp hiệu quả công suất tốt hơn
Các thuật tốn điều khiển cơng suất được sử dụng để cải thiện tồn bộ cơng suất của hệ thống, trạm gốc gửi thông tin điều khiển công suất đến mỗi CPE để điều chỉnh mức công suất phát, đảm bảo mức công suất nhận được ở trạm gốc là xác định trước. Trong môi trường phađing, mức công suất được xác định trước có nghĩa là CPE chỉ phát đủ cơng suất để có thể kết nối trong điều kiện tệ nhất. Điều khiển công suất giảm tồn bộ cơng suất tiêu thụ của CPE và nhiễu với các trạm gốc đồng vị trí khác. Với LOS, cơng suất phát của CPE phụ thuộc vào khoảng cách của nó từ trạm gốc, với NLOS nó cũng phụ thuộc vào khoảng cách và chướng ngại vật.
3.6.10 Bảo mật dữ liệu
Cung cấp thông tin được bảo mật
WiMAX đảm bảo trao đổi dữ liệu được bảo mật bao gồm: nhận thực bằng cách trao đổi chứng nhận để ngăn chặn các thiết bị xấu, chứng thực người dùng bằng cách sử dụng giao thức nhận thực mở rộng (EAP), mật mã hoá dữ liệu bằng cách sử dụng chuẩn mật mã hoá dữ liệu (DES) hoặc chuẩn mật mã hoá tiến bộ (AES).
3.6.11 Công nghệ ghép kênh
WiMAX sử dụng OFDM (Orthogonal Frenquency Division Multiplexing – ghép kênh phân chia theo tần số trực giao), một kỹ thuật đa sóng mang cho phép
truyền dẫn băng rộng trong môi trường di động với ảnh hưởng đa đường ít hơn tín hiệu đơn với điều chế băng thông rộng.