Một số đề xuất nhằm khắc phục thực trạng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề cân bằng của vật rắn vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 44 - 45)

Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn

2.4. Điều tra thực tin

2.4.5. Một số đề xuất nhằm khắc phục thực trạng trên

Để có thể khắc phục những hạn chế, khó khăn nêu trên theo chúng tơi

cần có những điều kiện cơ bản sau:

- Về PPDH của GV: Khi dạy học các kiến thức về “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” GV cần quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện các kĩ n ng vận dụng kiến thức và kĩ n ng thực nghiệm cho học sinh.

- Phòng thí nghiệm cần có cán bộ có chun mơn phụ trách, thiết bị dạy học đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Sĩ số lớp không quá đông. - T ng cường vận dụng các PPDH tích cực vào từng giờ dạy sao cho GV phải là người tiên phong trong việc đổi mới cách dạy và định hướng, điều chỉnh cách học của HS theo hướng tích cực. Chủ động tạo mơi trường học tập thỏa mái, thay đổi sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS với nhau.

- GV tích cực liên hệ kiến thức với thực tế để lơi cuốn HS vào giờ học và kích thích HS hoạt động. và kích thích HS hoạt động.

- Nhà trường, tổ bộ môn và GV cần đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các thiết bị thí nghiệm Vật lí đã có và bổ sung các dụng cụ thí nghiệm cần thiết.

- GV và HS cần tự tìm kiếm và chế tạo thêm các thí nghiệm trong giờ học.

- Đổi mới quy chế cho điểm, kiểm tra, đánh giá cả quá trình học của HS chứ không chỉ đánh giá kết quả của HS, đồng thời cần phát huy vai trò tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.

- Đổi mới đánh giá giờ dạy của GV, tập trung vào đánh giá việc tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập tích cực của HS.

- Sử dụng nhưng không lạm dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại.

Ở trên đã phân tích những khó kh n, hạn chế cũng như nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp khắc phục. Kiến thức về cân bằng và chuyển động của vật rắn rất quan trọng song nếu chỉ dạy theo cách dạy truyền thống thụ động thì HS sẽ tiếp thu kiến thức hời hợt, khơng sâu sắc và nhanh quên. Vậy làm thế nào để HS tiếp thu kiến thức theo hướng chủ động tích cực và phát huy được n ng lực giải quyết vấn đề của HS? Với những đặc điểm của dạy học theo chủ đề, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi đặt ra. Trong chương cân bằng và chuyển động của vật rắn, kiến thức gắn liền với thực ti n, nếu tổ chức dạy học theo chủ đề kiến thức này, chúng tơi hi vọng có thể kích thích được sự hứng thú, say mê nghiên cứu khoa học ở HS, tạo điều kiện cho HS phát huy được n ng lực giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề cân bằng của vật rắn vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)