Một số đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp xácđịnh và hạch toánthuế

Một phần của tài liệu đề tài phương pháp xác định và hoạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp (Trang 28 - 36)

thu nhập trong doanh nghiệp Việt Nam

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuế chỉ xếp thứ 4 trong trong 5 yếu tố cơ bản để thu hút đầu tư (đứng sau cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính và chất lượng lao động)

Thuế suất 25% chưa thực sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài.Dễ nhận thấyở luật này là sự điều chỉnh về mức thuế suất thuế TNDN. Điều 10 của dự luật ghi mức thuế suất là 25%. Việc hạ thuế suất từ 28% hiện nay xuống 25% “là tất yếu khách quan”. Tuy nhiên, mức thuế mới vẫn còn khá cao so với các nước trên thế giới. Trong số 83 nền kinh tế được Bộ Tài chính khảo sát thì thuế suất 25% của Việt Nam cao hơn thuế suất của 25 nền kinh tế, bằng với 9 nền kinh tế khác và nếu cộng cả những nền kinh tế thực hiện thuế suất lũy tiến thì mức thuế 25% của Việt Nam cao hơn mức thuế phổ thông của 30 nền kinh tế.Vì xu thế chung hiện nay là các nước trong khu vực và trên thế giới đều “mạnh dạn” hạ thấp mức thuế này để thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ở Singapore đã quyết định hạ thuế suất thuế TNDN từ mức 20% xuống 19%. Hàn Quốc vừa hạ thuế TNDN cao nhất từ 25% xuống 20% (Hàn Quốc có 2 mức thuế TNDN là 13% và 20%). Trung Quốc cũng giảm xuống 25%, so với mức 33% trước đó (thuế TNDN của Trung Quốc cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2009).Có thể nói, mọi yếu tố thu hút đầu tư của Trung Quốc đều hơn Việt Nam (trừ thuế TNDN), bây giờ Trung Quốc hạ thuế xuống bằng mức thuế mà chúng ta dự kiến thì phải cân nhắc lại mức thuế 25%, bởi chúng ta phải cạnh tranh trực diện với Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài cũng như cạnh tranh trên thị trường hàng hóa. Trong khi cả 2 trong 5 yếu tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân

lực là những thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nên tiếp tục hạ mức thuế suất thuế TNDN xuống 20% - 22% là hợp lý.

Nếu giảm thuế TNDN sẽ có các lợi ích sau:

+ Giảm bớt các hoạt động mua bán hoá đơn khống (do giảm việc trốn thuế TNDN).

+ Kích thích đầu tư mới.

+ Doanh nghiệp được hưởng nhiều hơn, do đó tái đầu tư và tăng trưởng sẽ tăng.

Luật thuế nên tăng các ưu đãi thuế hơn nữa để tăng tính cạnh tranh, nhất là thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;.

 Ngày nay, bán hàng là bán thương hiệu, mà 10% thì sẽ giật gấu vá vai để xây dựng thương hiệu và nhà nước nên tăng mức quy định này lên có thể là 15%- 17% vì hậu quả của mức khống chế 10% là rất lớn, nó ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế Việt Nam, khả năng thu hút đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Ví dụ các ngân hàng thương mại cho biết, giới hạn này là rất bất hợp lý, vì chi phí quảng cáo, tiếp thị là một phần trong kinh doanh của họ, đề ra giới hạn 10% sẽ gây trở ngại cho họ.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung của chuẩn mực kế toán số 17, chỉnh sửa những điểm còn chưa thống nhất giữa chuẩn mực kế toán với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo sự thống nhất về cùng một vấn đề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng cũng như các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra. Trong quá trình hoàn thiện chuẩn mực kế toán số 17 cũng cần tính tới việc cập nhật những thay đổi mới nhất trong nội dung của các chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính hiện nay.

Luật cần quy định rõ nguyên tắc xác định chi phí được trừ và các khoản chi phí không được trừ. Chi phí được trừ là toàn bộ các khoản chi phí thỏa mãn nguyên tắc đã nêu và không nằm trong các khoản chi phí không hợp lý liệt kê cụ thể cho

từng loại hình, lĩnh vực... đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện, đồng thời giảm thiểu các hành vi lợi dụng để trốn, tránh thuế.

Ngoài ra, cần xây dựng và phát triển đội ngũ những người làm kế toán được trang bị đầy đủ cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp nhằm đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế, nhằm đưa chuẩn mực số 17 vào thực tiễn một cách nhanh chóng. Đây là vấn đề cốt lõi của bất cứ một quá trình đổi mới nào. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận và thực tiễn về chuẩn mực của các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp cần tiến hành sớm, thường xuyên và có sự phối hợp với nhau.

Hình thành và phát triển nhóm tư vấn thuế là một nhu cầu cần thiết đối với cácđối tượng nộp thuế và chịu thuế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới coi dịch vụ tư vấn thuế là một nghề, đây là dịch vụ cung cấp các thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về lĩnh vực thuế. Vì vậy, nên sớm hình thành nhóm tư vấn thuế trong cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế. Bộ phận này có tính độc lập tương đối với bộ phận trực tiếp quản lý thu thuế.

KẾT LUẬN

Qua thời gian làm bài với những kiến thức tiếp thu ở nhà trường, với sự đi sâu tìm hiểu trong các tài liệu liên quan thu được nhiều bổ ích khi làm đề án về phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp.

Trong quá trình tìm hiểu về thuế thu nhập trong doanh nghiệp, với suy nghĩ của bản thân là cố gắng đi sâu tìm hiểu về phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp được hoàn thiện hơn.

Với kiến thức và thời gian có hạn nên trong quá trình làm đề án còn nhiều thiếu sót và hạn chế là điều không thể tránh khỏi. Vậy rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến dạy bảo của nhà trường, khoa kế toán, giáo viên hướng dẫn Lê Xuân Quỳnh để đề án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Bình Định, tháng 11 năm 2012 Sinh viên thực hiện

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt Lời mở đầu

Phần I: Khái quát chung về thuế thu nhập trong doanh nghiệp...1

1.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế TNDN...1

... ... ... 1.1.1. Khái niệm...1 1.1.2. Đặc điểm...1 1.1.3. Vai trò...1

1.1.3.1. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN...1

1.1.3.2. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế...1

1.1.3.3. Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội ...2

1.2. Những quy định chung về Thuế TNDN...3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.1. Đối tượng nộp thuế...3

1.2.2. Đối tượng chịu thuế...3

1.2.3. Đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế...3

1.2.3.1. Đăng ký thuế...3

1.2.3.2. Kê khai và nộp thuế...4

1.2.3.3. Quyết toán thuế...4

1.2.4. Ưu đãi thuế...4

1.2.4.1. Điều kiện ưu đãi...4

1.2.4.2. Các hình thức ưu đãi...4

Phần II: Phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp

...7

2.1. Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành...7

2.1.1. Xác định TNTT...7

2.1.1.1. Doanh thu để tính TNCT...7

2.1.1.2. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ...10

2.1.1.3 Thu nhập khác...11

2.1.1.4. Thu nhập được miễn thuế...22

2.1.1.5. Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định...15

2.1.2. Thuế suất...15

2.2. Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại...15

2.2.1. Thuế TNDN hoãn lại phải trả...16

2.2.2. Tài sản Thuế TNDN hoãn lại...16

2.3. Phương pháp hạch toán thuế TNDN...19

2.3.1. Tài khoản sử dụng...19

2.3.2. Phương pháp hạch toán thuế TNDN...21

2.3.2.1. Phương pháp hạch toán thuế TNDN hiện hành...21

2.3.2.2. Phương pháp hạch toán thuế TNDN hoãn lại...23

Phần III: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện thuế thu nhập trong doanh nghiệp...25

3.1. Một số nhận xét về thuế thu nhập trong doanh nghiệp Việt Nam...25

3.1.1. Những kết quả đạt được...25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Một số hạn chế...27

3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp Việt Nam...27

Kết luận...30 Tài liệu tham khảo

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng

Hoạt động

KH&CN Khoa học công nghệ NSNN Ngân sách nhà nước

Quy định

QT Quyết toán

SXKD Sản xuất

TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Thuế là nguồn thu quan trọng hàng đầu của ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Thuế còn là công cụ quản lí vĩ mô để điều tiết và định hướng cho sự phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc gia theo các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Hệ thống thuế của một quốc gia bao gồm nhiều loại thuế khác nhau bao trùm lên mọi hoạt động của nền kinh tế. Trong đó thuếthu nhập doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng và là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

Sau đây em xin giới thiệu thuế thu nhập trong doanh nghiệp trong hệ thống thuế Việt Nam trên mặt: phương pháp xácđịnh và hạch toánthuế theo quy định trong kế toán tài chính.

Chính vì những vấn đề liên quan trong cuộc sống giúp em nghiên cứu đề tài:

“Phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp” đề tài này bao gồm các phần như sau :

Phần I: Khái quát chung về thuế thu nhập trong doanh nghiệp.

Phần II: Phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp.

Phần III: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện thuế thu nhập trong doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Luật Thuế TNDN của Quốc Hội khóaXII ,kỳ họp thứ 3 số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008.

2. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thông kê 2005. 3. Th.s Lê Thị Mỹ Kim, Bài giảng Thuế & Kế toán thuế .

4. Trần Ngọc Thơ (chủ biên) ,Tài chính doanh nghiệp hiện đại ,NXB Thống Kê 2005.

5. Website về kế toán:

http://www.tapchiketoan.com

Một phần của tài liệu đề tài phương pháp xác định và hoạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp (Trang 28 - 36)