Lựa chọn phần mềm xây dựng e book

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng e book hóa học học phần phi kim lớp 11 nâng cao hỗ trợ tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25)

3.2 .Đối tượng nghiên cứu

1. Cấu trúc luâ ̣n văn

1.5. Lựa chọn phần mềm xây dựng e book

Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tơi đi đến việc lựa chọn phần mềm, có thể đóng gói theo tiêu chuẩn SCORM 1.2 sử dụng cho các LMS hoặc LCMS

hoặc xuất thành Web site dạng online hoặc offline đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của một phần mềm xây dựng giáo trình điện tử.

1.5.1. Giới thiệu về eXe

E- learning XHTML editor (eXe) là một công cụ xây dựng nội dung đào tạo được xây dựng chạy trên môi trường web để giúp đỡ các GV và các học viên trong việc thiết kế, phát triến và xuất bản các tài liệu dạy và học trên web mà không cần phải thành thạo về HTML, XML hay các ứng dụng xuất bản web rắc rới khác. Ngồi việc cung cấp công cụ chuyên nghiệp về web- publishing, để có thể tham chiếu một cách dễ dàng hoặc được import bởi các hệ thống tương thích LMS chuẩn, eXe cịn được phát triển như là một cơng cụ authoring offline mà không cần thiết phải nối mạng.

Các phiên bản eXe và thông tin mới nhất về dự án phát triển phần mềm eXe có thể cập nhật và tải về ở địa chỉ: http://www.eXelearning.org. Phiên bản mới nhất hiện nay là eXe 1.04.

1.5.2. Làm việc với eXe

1.5.2.1. Khởi động eXe

Cách 1: Kích đúp chuột lên biểu tượng của eXe (thường xuất hiện trên desktop của máy tính sau cài đặt).

Cách 2: Start -> Programs -> eXe.

Sau khi đã khởi động chương trình sẽ chạy trình duyệt firefox, khi đó nên phóng to cửa sổ của firefox để tận dụng tất cả các khoảng trống để làm việc.

1.5.2.2. Giao diện của eXe

Giao diện của eXe hiện ra các thanh công cụ và các mục chon, cho phép tác giả có thể soạn thảo nội dung theo ý ḿn. Vai trị của thanh cơng cụ và các mục chọn như sau :

Thanh công cụ và các mục chọn Sidebar của eXe

EXe có một giao diện thân thiện và nói chung là dễ sử dụng. Các phiên bản eXe được xây dựngmột menu thả xuống và được đưa vào nhiều chức năng chuẩn như new, save, export, save as, ... Điều này cho phép chúng ta sử dụng khoảng rộng thực sự trên bảng authoring để tạo nội dung.

Mục chọn Outline và iDevices trong các phiên bản trước đã trở thành một menu biên cho phép người dùng linh động hơn với các công cụ thường sử dụng để có thể biến đổi đề cương và lựa chọn iDevices.

Outline

Mục chọn Outline cho phép người dùng xây dựng một đề cương phản chiếu cấu trúc theo thứ tự và phân loại ưu tiên, ví dụ: Phần- chương- bài. Tuỳ theo cấu trúc của từng giáo trình mà ta có thể tự thiết lập chúng.

Mục chọn iDevices bao gồm một tập các phần tử có cấu trúc để mơ tả nội dung học tập. Ví dụ: objectives, pre-knowledge, case study, free text,...Nội dung học tập (learning content) được biên soạn bằng cách lựa chọn các iDevices từ menu iDevices và nhập những nội dung học tập của tác giả. Một tài nguyên học tập có thể bao gồm một sớ hoặc nhiều các iDevices tuỳ theo yêu cầu thực tế của nội dung bài giảng. Các iDevices đang được phát triển, tuỳ theo từng phiên bản cụ thể sẽ có thể có những iDevices khác nhau. Bộ soạn thảo iDevices cho phép người dùng xây dựngcác mẫu và iDevices cho riêng mình.

Authoring

Đây là vùng soạn thảo nội dung chính của eXe. Nội dung tài liệu được đưa vào thông qua các iDevices tương ứng.

1.6. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào dạy học Hóa học ở nƣớc ta hiện nay

Hiện nay hầu hết các trường THPT đã được trang bị mạng lưới máy vi tính nối mạng internet, đầu tư các phòng học đa năng, các lớp học được trang bị máy chiếu projector,… tạo môi trường công nghệ thông tin và truyền thông cho học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, các nhà trường đều cử GV đi tập huấn NC trình độ sử dụng, khai thác, chia sẻ thông tin qua mạng internet, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ dạy và học. Trong dạy học, nhiều GV đã rất tích cực nghiên cứu và sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy.

CNTT&TT ngày càng trở nên thân thiết và gần gũi đối với người học. Bằng chứng là ngày càng có nhiều trang web của các tác giả, nhóm tác giả phục vụ nhu cầu học tập như: http://diendanhocmai.vn, http://hocmai.vn, bloghoahoc…bên cạnh đó, ngày càng có nhiều phần mềm ra đời hỗ trợ cả người học và người dạy.

Đới với dạy học Hóa học, việc đổi mới PPDH, phương tiện, thiết bị dạy học đã và đang được từng bước cải tiến. Hầu hết GV thấy được vai trò quan trọng của việc khai thác và sử dụng các phầm mềm hỗ trợ, internet và các thiết bị hiện đại.

Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều phần mềm, tư liệu dạy học Hóa học phong phú như :

- ISIS Draw, Chem Win, Chem Office.... được dùng để vẽ, viết các công thức hóa học, các chương trình tính toán hóa học lượng tử như: Mopac, Hyper Chem, Gaussian, MSS...

- Các đĩa CD- R về thí nghiệm hóa học, e- book cho phép quan sát các mơ hình, mơ phỏng và có sự tương tác.

- Các câu hỏi trắc nghiệm tự kiểm tra (Quiz).. - Phần mềm quản lí thi trắc nghiệm.

- Xử lí các số liệu thực nghiệm.

- Biểu diễn các mơ hình để xây dựng các khái niệm trừu tượng. - Thực hiện các thí nghiệm mô phỏng trên máy.

- Xem các thí nghiệm thực ghi trên đĩa.

Sử dụng phần mềm trong dạy học là một công cụ không thể thiếu trong công nghệ giáo dục nhằm phát huy khả năng sáng tạo của HS. Xu hướng học tập và giảng dạy hiện đại đó đang được phổ biến ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên phần mềm dạy học không thể thay thế được vai trị của người thầy, sách giáo khoa, các giáo trình các cơng cụ dạy học khác. Các thí nghiệm mô phỏng và các thí nghiệm ảo không thể thay thế được các thí nghiệm thực ở các phòng thí nghiệm dù là cịn thơ sơ. Việc sử dụng phần mềm trong dạy học là một hướng nghiên cứu mới mẻ, cần được nghiên cứu để tiếp tục phát triển.

Theo điều tra của Nguyễn Thúy Hằng [13] và các tác giả khác về việc sử dụng CNTT&TT của GV và HS thì việc sử dụng CNTT là vơ cùng cần thiết, đặc biệt việc khai thác và chia sẻ thông tin trên mạng internet đang được sử dụng khá hiệu quả. Ngồi sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thì các website trên mạng internet và các e- book chuyên ngành Hóa học là nguồn khai thác tư liệu vơ tận, nhờ đó mà các bài giảng của thầy cơ giáo trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn .

Như vậy đa số các thầy cô giáo và các em HS biết khai thác và chia sẻ thông tin trên mạng internet ngày càng nhiều hơn. Đới với bộ mơn Hóa học, đặc thù là môn khoa học thực nghiệm thì việc tự học e- book và các website trên internet giúp HS hiểu bài sâu sắc hơn bởi sự đa dạng về hình ảnh, âm thanh, video clip mơ phỏng,...Từ đó khơi dậy niềm say mê, u thích bộ mơn Hóa học nói riêng và các mơn học khác nói chung.

Xuất phát từ tính cấp thiết và nhu cầu của xã hội về một môi trường giáo dục của thời đại công nghệ, chúng tôi nghiên cứu và xây dựng e- book hóa học 11 NC (phần phi kim) nhằm hỗ trợ tự học cho HS THPT. Đây là một e- book được xây dựng nhằm hỗ trợ cho các em HS tự học, ôn tập củng cố và tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng phần phi kim trong chương trình hóa học 11 NC.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương 1 chúng tơi đã trình bày những nội dung sau :

 Khái quát những xu hướng đổi mới PPDH ở Việt nam cũng như trên thế giới, đây là xu hướng chung của toàn thể nhân loại nhằm đáp ứng được yêu cầu về con người trong thời kì mới.

 Khẳng định rằng, trong thời đại thơng tin, vai trị của người thầy khơng hề giảm đi, mà còn quan trọng và nặng nề hơn. Trước đây người thầy chỉ

truyền thụ kiến thức một chiều thì bây giờ người thầy đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn tạo điều kiện để HS chủ động chiếm lĩnh tri thức hay đây là dạy cho HS cách tự học, tự nghiên cứu kiến thức, tạo ra một chất lượng mới cho giáo dục và đào tạo. E- book là một trong những hình thức đổi mới PPDH.

 Giới thiệu về e- book (khái niệm, các yêu cầu xây dựng e- book và các phần mềm xây dựng e- book). Lịch sử về e- book trong dạy học hóa học, sơ qua về một sớ tác giả và nội dung e- book đã được xây dựng ở Việt Nam.

 Giới thiệu về eXe là một trong những phần mềm xây dựng e- book có nhiều tính năng hay, dễ sử dụng nhất hiện nay. Cách làm việc với eXe, cách xây dựng nội dung cho một khóa học bất kì, cách lưu nạp và xuất bản e- book qua phần mềm này.

Những nghiên cứu trên đây sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng e- book hóa học 11 NC phi kim phần góp phần vào việc đổi mới nội dung chương trình, PPDH và phương thức đào tạo nhằm phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập mơn hóa học.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG E- BOOK HÓA HỌC 11 NÂNG CAO ( PHẦN PHI KIM)

2.4. Phân tích về chƣơng trình sách giáo khoa Hóa học 11 NC (phần phi kim)

2.1.1. Cấu trúc chương trình

2.1.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình hóa học NC

Chương trình mơn Hóa học Trung học PT (THPT) NC được xây dựng theo những quan điểm sau [2]:

 Đảm bảo thực hiện mục tiêu môn Hoá học trường THPT

 Đảm bảo tính phổ thông, nâng cao, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính khả thi.

 Đảm bảo tính đặc thù của môn Hoá học :

 Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh và thực hành hoá học.

 Chú ý đến PP nghiên cứu, hình thành các khái niệm, định luật lí thuyết cơ bản của hoá học và việc hình thành kiến thức về các chất cụ thể.

 Đảm bảo tính định hướng đổi mới PPDH hoá học theo hướng tích cực hoá:

 GV là người thiết kế, tổ chức các hoạt động; HS tự giác, tích cực hoạt động nhận thức và hình thành kĩ năng cho bản thân.

 Sử dụng các thí nghiệm hoá học có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu các loại hình bài học.

 Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS:

 Xác định mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng học tập của HS ở các mức độ biết, hiểu và vận dụng.

 Khả năng giải các loại hình bài tập trắc nghiệm, tự luận (định tính và định lượng) và phong phú về nội dung

 Đánh giá trình độ tư duy cũng như khả năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó.

 Đảm bảo được tính kế thừa những thành tựu dạy học Hoá học trong nước và thế giới:

 Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hoá học cải cách, chương trình hoá học chuyên ban.

 Nghiên cứu và học tập có chọn lọc những kinh nghiệm tớt từ chương trình hoá học của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

 Đảm bảo tính phân hoá của chương trình hoá học PT, có các loại chương trình sau:

 Chương trình hoá học cơ bản.

 Chương trình hoá học NC

 Chương trình hóa học tự chọn NC.

2.1.1.2. Câu trúc của chương trình hóa học 11 NC

Ch-ơng trình hố học lip 11 nâng cao gồm 9 ch-ơng vii 63 bài.

Hệ thống lý thuyết chủ đạo

Lý thuyết chủ đạo gồm hệ thống kiến thức cơ sở hoá học dùng để nghiên cứu các chất hoá học, đó là:

- Thuyết axit-bazơ của A-re-ni-ut và Bronstet

- Lý thuyết về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li - Cấu tạo nguyên tử.

- Liên kết hoá học (liên kết ion, liên kết cộng hoá trị). - Phản ứng oxi hoá- khử.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nguyên lý chuyển dịch cân bằng.

- Quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất, hợp chất trong nhóm A.

Các nhóm ngun tớ hoá học

- Nhóm nitơ - Nhóm cacbon

Kế hoạch dạy học

Tổng số tiết: 87 tiết, được phân bố như sau:

Lý thuyết 56 tiết, chiếm 64,4% Luyện tập 14 tiết, chiếm 16,1% Thực hành 7 tiết, chiếm 8% Ôn tập 4 tiết, chiếm 4,6% Kiểm tra viết 6 tiết, chiếm 6,9 %

Phân phới chƣơng trình

Cả năm: 87 tiết Học kì I : 2 tiết / tuần

Học kì II: 3 tiết / tuần

Học kì 1

Tiết 1: Ơn tập đầu năm

Chƣơng 1: Sự điện li (12 tiết)

Tiết 2: Sự điện li

Tiết 3: Phân loại các chất điện li Tiết 4,5,6: Axit-bazơ-muối

Tiết 7: Sự điện li của nước.pH.Chất chỉ thị axit-bazơ Tiết 8: Luyện tập: Axit-bazơ-muối

Tiết 9, 10: Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li

Tiết 11: Luyện tập: Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li Tiết 12: Thực hành: Tính axit- bazơ. Phản ứng trong dung dịch các

chất điện li Tiết 13: Kiểm tra viết

Chƣơng 2: Nhóm nitơ (14 tiết)

Tiết 14: Khái quát về nhóm nitơ Tiết 15: Nitơ

Tiết 16, 17: Amoniac- Muối amoni Tiết 18, 19: Axit nitric - Muối nitrat

Tiết 20: Luyện tập: Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ Tiết 21: Photpho

Tiết 22, 23: Axit photphoric - muối photphat Tiết 24: Phân bón hoá học

Tiết 25 Luyện tập: Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho Tiết 26: Thực hành: Tính chất của các hợp chất của nitơ, photpho Tiết 27 Kiểm tra viết

Chƣơng 3: Nhóm cacbon (9 tiết)

Tiết 28: Khái quát về nhóm cacbon Tiết 29: Cacbon

Tiết 30: Hợp chất của cacbon Tiết 31: Silic và hợp chất của silic Tiết 32: Công nghiệp silicat

Tiết 33: Luyện tập: Tính chất của cabon,silic và các hợp chất của chúng

Tiết 34,35: Ôn tập học kì I Tiết 36: Kiểm tra học kì I

Học kì 2

Chƣơng 4: Đại cƣơng về hóa học hữu cơ (9 tiết)

Tiết 37: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ Tiết 38: Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ Tiết 39: Phân tích nguyên tố

Tiết 40: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Tiết 41: Luyện tập: Chất hữu cơ, công thức phân tử Tiết 42, 43: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Tiết 44: Phản ứng hữu cơ

Tiết 45: Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Chƣơng5: Hiđrocacbon no (7 tiết)

Tiết 46: Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp Tiết 47: Ankan: cấu trúc phân tử và tính chất vật lí

Tiết 48: Ankan: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Tiết 49: Xicloankan

Tiết 50: Luyện tập ankan và xicloankan

Tiết 51: Thực hành:Phân tích định tính.Điều chế và tính chất của metan

Tiết 52: Kiểm tra viết

Chƣơng 6: Hiđrocacbon không no (8 tiết)

Tiết 53: Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân Tiết 54,55: Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng

Tiết 56: Ankađien

Tiết 57: Khái niệm về tecpen Tiết 58: Ankin

Tiết 59: Luyện tập: Hiđrocacbon không no

Tiết 60: Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon không no

Chƣơng 7: Hiđrocacbon thơm - nguồn hiđrocacbon thiên nhiên(8 tiết)

Tiết 61,62: Benzen và ankylbenzen Tiết 63: Stren và naphtalen

Tiết 64: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Tiết 65, 66: Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no

Tiết 67: Thực hành: Tính chất của một số hiđrocacbon thơm Tiết 68: Kiểm tra viết

Chƣơng 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol

Tiết 69, 70: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon Tiết 71: Luyện tập: Dẫn xuất halogen

Tiết 72: Ancol: cấu tạo, danh pháp và tính chất vật lí Tiết 73, 74: Ancol: tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng Tiết 75: Phenol

Tiết 76: Luyện tập :ancol, phenol

Tiết 77: Thực hành: Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol, phenol

Chƣơng 9: Anđehit - xeton - axit cacboxylic

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng e book hóa học học phần phi kim lớp 11 nâng cao hỗ trợ tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)