Kĩ năng xây dựng ngân hàng bài tập và soạn thảo chuyên đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần phi kim hóa học 10 trung học phổ thông (Trang 26)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Những kĩ năng giáo viên cần có để hỗ trợ học sinh tự học mơn hóa học

1.5.1 Kĩ năng xây dựng ngân hàng bài tập và soạn thảo chuyên đề

1.5.1.1 Xây dựng ngân hàng bài tập

 Ngân hàng bài tập : Kho lưu trữ các hệ thống bài tập theo chủ đề.

Hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học phải đáp ứng được các yêu cầu :

- Đảm bảo mục tiêu và chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.

- Phù hợp với trình đợ của HS và đáp ứng nội dung kiểm tra, thi cử ở từng lớp, từng cấp (trường, tỉnh, thành phố, quốc gia).

- Phát huy được trí thơng minh, sáng tạo, tính tích cực chủ đợng của người học.

- Rèn luyện các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa…).

- Kích thích sự ham học, say mê tìm tịi của HS đối với mơn HH.

 Cách soạn thảo bài tập: GV có thể tự xây dựng bài tập hoặc sưu tầm các dạng bài

thời cũng có thể kết hợp sưu tầm và biến đổi bài tập cho phù hợp với mục đích của GV và trình đợ nhận thức của HS.

 Cập nhật bài tập mới, sưu tầm cách giải hay

- Liên tục sưu tầm và cập nhật những tư liệu, bài tập mới nhất có liên quan đến HH, về các chất HH được sử dụng cho đời sống của con người và phát triển công nghiệp, nông nghiệp thông qua các tài liệu nghiên cứu về lý luận đổi mới PPDH.

- Từ thực tế dạy học, các cách giải hay, bài tập mới lạ từ HS, đồng nghiệp cũng cần được thu thập đưa vào ngân hàng bài tập.

1.5.1.2 Soạn thảo một chuyên đề hướng dẫn HS tự học

Chuyên đề hướng dẫn HS tự học bao gồm: nội dung kiến thức cơ bản và phát triển của một bài, một chương, một lớp và HTBT vận dụng với cơ sở lí thuyết đó. Để giúp HS đi sâu vào kiến thức trọng tâm và mở rộng chúng, GV cần soạn thảo các chuyên đề để hỗ trợ việc vận dụng kiến thức của HS vào giải các dạng BTHH cơ bản và nâng cao. Thơng qua đó mà HS nắm vững kiến thức và kĩ năng giải các dạng BTHH tương ứng.

Ví dụ chuyên đề các phương pháp giải nhanh bài tập HH định lượng hỗ trợ HS tự học, rèn kĩ năng giải BTHH.

 Các bước để soạn thảo một chuyên đề hướng dẫn HS tự học

a. Xây dựng cơ sở lí thuyết về nợi dung của chuyên đề

- Nêu lên những vấn đề lí thuyết cơ bản, trọng tâm xoay quanh nội dung chuyên đề.

- Đi sâu vào những phần lí thuyết khó, phức tạp, có tác dụng rèn luyện tư duy và có nhiều cách vận dụng kiến thức trong các dạng bài tập khác nhau.

- Dựa trên cơ sở lí thuyết, hệ thống hóa cách giải các dạng bài tập khác nhau theo chuyên đề.

Các kiến thức này có thể lấy từ các tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức HH, các tài liệu tham khảo.

b. Xây dựng hệ thống bài tập của chuyên đề

- Xây dựng hệ thống bài tập theo các chuyên đề từ dạng bài tập điển hình đến bài tập tương tự, bài tập có biến đổi, nâng cao.

- Phân tích các bài tập điển hình có minh họa làm rõ sự vận dụng lí thuyết chủ đạo và phương pháp giải tương ứng.

- Hệ thống bài tập có thể trình bày theo hai hướng : đặt sau phần cơ sở lí thuyết của tồn bợ chun đề hoặc để sau mỗi mục lí thuyết nhỏ trong chuyên đề.

1.5.2. Kĩ năng tác động đến tâm lí HS khi hướng dẫn tự học

GV cần tạo khơng khí thoải mái, hào hứng trong dạy học và khuyến khích các em tham gia vào việc giải bài tập cùng với các bạn với tinh thần học hỏi, cố gắng vượt qua chính mình ở thời điểm cần thiết, khơng nên tạo tâm lí ăn thua, mà cần động viên các em hãy khai thác tối đa nợi lực của mình. GV tiếp nhận thông tin phản hồi từ HS và điều chỉnh cho phù hợp khi chưa hiểu cách thức làm bài và yêu cầu được hướng dẫn lại thì nên vui vẻ, yêu cầu HS làm rõ điều chưa hiểu và giúp HS hiểu thấu đáo vấn đề, tuyệt đối không la mắng hoặc xúc phạm HS.

1.6. Bài tập hóa học [5], [27]

1.6.1. Khái niệm bài tập hóa học

Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để vận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học. Theo các nhà lý luận dạy học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài tốn, mà trong khi hồn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hồn thiện mợt tri thức hay mợt kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thí nghiệm. Ở nước ta, SGK hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan điểm này.

1.6.2. Phân loại BTHH

Có nhiều cách phân loại BTHH:

- Dựa vào hình thức trình bày BTHH được chia làm hai loại: bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận.

- Dựa vào tính chất của BTHH có dạng bài tập định tính (câu hỏi) và bài tập định lượng (BTHH).

- Dựa vào nội dung và yêu cầu của bài tập, BTHH được chia thành các dạng: bài tập giải thích, chứng minh, bài tập nhận biết chất, điều chế chất, tính theo PTHH của phản ứng, lập công thức chất...

- Dựa vào mức độ nhận thức của HS, BTHH chia thành các mức độ: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.

Như vậy, tùy theo cách sử dụng nội dung dạy học mà có thể phân loại BTHH theo các dạng khác nhau.

1.6.3. Ý nghĩa và tác dụng của BTHH trong dạy học

BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình.

Cụ thể là:

 Giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú.  Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.  Rèn luyện kỹ năng HH cho HS như kỹ năng viết và cân bằng PTHH, tính tốn

theo cơng thức và PTHH, kỹ năng thực hành HH, sử dụng ngôn ngữ HH.

 Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thơng minh cho HS (HS cần phải hiểu sâu

mới hiểu được trọn vẹn).

 BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp học tập,

tự học hợp lý và có hiệu quả.

 BTHH còn là phương tiện để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS một

cách chính xác.

 BTHH có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực,

chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch...), nâng cao hứng thú học tập bộ môn.

1.6.4. Hoạt động của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải cho BTHH

1.6.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập HH

Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau

a) Nghiên cứu đầu bài

+ Đọc kĩ đề bài và phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (có thể tóm tắt dưới dạng sơ đồ).

+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản. + Viết các PTHH của các phản ứng có thể xảy ra.

b) Xây dựng tiến trình luận giải

Xây dựng tiến trình luận giải thực chất là đi tìm con đường đi từ các điều kiện suy ra các yêu cầu của bài toán đặt ra bằng con đường suy luận logic từ kiến thức, kĩ năng đã có hoặc bằng cách giải quyết mợt vài bài toán cơ bản có liên quan. Tính

thơng qua việc trả lời mợt số câu hỏi như: Để giải quyết vấn đề này cần biết kiến thức, giá trị nào? Bằng cách nào để xác định được chúng? ...

c) Thực hiện tiến trình giải

Thực hiện tiến trình giải thực chất là trình bày lời giải mợt cách tường minh tiến trình luận giải đã xác định để đi từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài tập định lượng, quá trình thực hiện con đường giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng phương pháp giải các dạng bài tập đã có hoặc sự lập luận logic để tìm ra kết quả.

d) Đánh giá việc giải

Bằng cách khảo sát lời giải, kiểm tra lại tồn bợ quá trình giải. Có thể đi đến kết quả bằng cách khác khơng ? tối ưu hơn khơng ? tính đặc biệt của bài toán là gì?, ... Trên thực tế, HS thường bỏ qua giai đoạn nhìn lại các bước giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi. GV cần giúp HS hiểu rõ vai trò và tác dụng của giai đoạn này để rút ra được những kinh nghiệm và phương pháp tự học hiệu quả.

1.6.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải BTHH

Việc giải BTHH chính là quá trình vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và thực tiễn khác nhau, HS phải tìm được kiến thức, kĩ năng thích hợp trong vốn kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết mợt nhiệm vụ mới. Thông qua việc giải BTHH, kiến thức đã được nắm vững một cách thực sự, sâu sắc hơn, q trình nắm vững kiến thức mợt cách tự giác, sáng tạo, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn càng sâu sắc, gần gũi. Mặt khác, trong khi vận dụng kiến thức, các thao tác tư duy được trau dồi, một số kỹ năng kỹ xảo được hình thành và củng cố, hứng thú học tập của HS được nâng cao.

Để đảm bảo cho HS nắm vững được kiến thức HH một cách chắc chắn cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thơng qua nhiều hình thức tập luyện khác nhau. Trong đó, việc giải bài tập mợt cách có hệ thống từ dễ đến khó là mợt hình thức rèn lụn phổ biến được tiến hành nhiều nhất trong quá trình dạy học. Theo nghĩa rợng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập. Vì vậy, kiến thức sẽ được nắm vững hồn tồn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, dùng kiến thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau. Như vậy, giữa việc nắm vững kiến thức HH và vận dụng kiến thức thơng qua việc giải BTHH trong quá trình nhận thức của HS có mối quan hệ biện chứng gắn bó với nhau:

1.7. Tình hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học hiện nay ở trường THPT

Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng BTHH trong việc hỗ trợ HS tự học cho HS THPT chúng tôi đã tiến hành điều tra 28 GV và 411 HS ở các trường THPT: Trường THPT Tam Dương, Trường THPT Tam Dương II, Trường THPT Tam Đảo, Trường THPT Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) , Trường THPT Nguyễn Siêu (Hà Nợi).

1.7.1. Mục đích điều tra

Hiểu rõ được hình thức sử dụng hệ thống bài tập, cách GV hướng dẫn HS giải bài tập trên lớp. Đồng thời, tìm hiểu nhận thức của HS về tự học, vai trị của tự học, phương pháp tự học, những khó và các yếu tố tác động đến hiệu quả tự học của HS.

1.7.2. Đối tượng, phương pháp điều tra

- Đối tượng điều tra: Việc dạy và học các tiết có sử dụng bài tập ở trường THPT.

- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho các GV dạy HH và HS lớp 10 ở một

số trường THPT khác nhau ở tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nợi. Nợi dung điều tra được trình bày trong phần Phụ lục.

Các phiếu điều tra được thu về và phân tích kết quả.

1.7.3. Kết quả điều tra

1.7.3.1. Về việc sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học của GV

Qua phân tích kết quả khảo sát, điều tra ban đầu, chúng tôi nhận thấy thực trạng sử dụng hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự học ở các trường THPT như sau:

1. 93% GV cho rằng để nâng cao kết quả học tập của HS cần phải sử dụng thêm hệ thống bài tập ngoài SGK, SBT.

2. Tuy nhiên, chỉ có 40% GV thường xuyên sử dụng thêm hệ thống bài tập, trong khi đó có tới 50% GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng, 10% GV không thường xuyên sử dụng do không đủ thời gian để hướng dẫn cặn kẽ (70%), khơng có hệ thống bài tập chất lượng hỗ trợ HS tự học (87%).

3. 98% GV cho rằng việc xây dựng hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự học là cần thiết 4. 80 % GV yêu cầu tài liệu hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự học cần phần loại theo nội dung bài học (hoặc theo chương), có hướng dẫn giải bài tập theo các dạng và sử

dụng các phương pháp giải khác nhau (75%), có bài giải mẫu cho từng dạng (78%), có các bài tập tương tự để HS vận dụng, luyện tập và đáp số (90%), có hướng dẫn giải ngắn gọn với bài tập có biến đổi với dạng bài tập mẫu (75%), có bài tập biến đổi trong mỗi chương để học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng giải (70%)

5. Để tài liệu hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự học trong dạy đạt hiệu quả cao nhất, 10% GV đồng ý với ý kiến yêu cầu HS đọc tài liệu về bài tập hỗ trợ tự học tự làm bài tập tương tự; 20% GV đồng ý giới thiệu các dạng bài tập, yêu cầu HS đọc tài liệu hướng dẫn bài tập mẫu, vận dụng vào một số bài tập tương tự, GV kiểm tra; 70% GV đồng ý giới thiệu các dạng bài tập, các bước giải, yêu cầu HS đọc tài liệu, hướng dẫn giải bài mẫu, vận dụng giải 3-4 bài tương tự. GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm về các nợi dung chưa rõ. GV chỉnh lý, nhấn mạnh các bước giải, tổ chức kiểm tra, đánh giá.

1.7.3.2. Thực trạng việc tự học của HS qua phiếu điều tra HS

1. Đối với việc giải BTHH, chỉ có 10% HS cảm thấy thích thú, cịn lại gần 90% HS thấy bình thường hoặc khơng thích do các bài tập lợn xợn khơng theo dạng (85%), khơng có bài giải mẫu cho từng dạng để vận dụng (75%), khơng có đáp án số cho bài tập tương tự (84%), trong khi đó, HS khơng nắm được phương pháp giải BTHH (80%) nên khi gặp mợt bài toán khó, HS phải mày mị tự tìm cách giải (20%) hoặc chán nản khơng làm (65%)

2 . Có tới 90% HS chỉ dành 30 phút đến 60 phút để làm BTHH trước khi đến lớp bằng cách làm trước những bài tập về nhà (75%), đọc, tóm tắt, ghi nhận nhưng chỗ chưa hiểu (45%).

3. Để giải thành thạo 1 dạng bài tập, 90% HS đều cho rằng cần GV giải kỹ 1 bài tập mẫu, HS xem lại bài tập đã giải rồi tự làm lại bài tập đã giải và vận dụng vào một số bài tương tự, trao đổi với HS khác để làm quen và nhận dạng bài tập, các cách giải, sau đó làm các bài tập tương tự, có sự biến đổi so với bài mẫu.

4. Khi thi hoặc kiểm tra, để đạt được kết quả cao, 90% HS cho rằng yếu tố tự học, tự nghiên cứu của mình là cần thiết.

5. 85% HS cho rằng tự học giúp hiểu bài tập trên lớp sâu sắc hơn, giúp HS nhớ bài lâu hơn và thực hiện yêu cầu kiểm tra của GV (80%), nội dung bài học thường được đề cập trong các kỳ thi (90%), rèn luyện thêm khả năng đọc, tư duy, suy luận logic (65%), có thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời (35%).

6. 60% HS sử dụng thời gian tự học để đọc lại bài trên lớp, 75% HS chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV, 50% HS để đọc tài liệu tham khảo.

7. 85% HS chỉ học bài, làm bài tập cần thiết, 70% HS học theo hướng dẫn, có nợi dung câu hỏi, bài tập của GV, 25% HS chỉ học phần nào quan trọng, cảm thấy thích thú.

8. 85% HS gặp khó khăn trong khi tự học là thiếu tài liệu học tập, tham khảo, thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập, kiến thức rợng khó bao quát.

9. 35% HS cho rằng tác động hiệu quả đến việc tự học của HS là niềm tin và sự chủ động của HS, 90% là sự tổ chức, hướng dẫn cụ thể của GV, 92% là có tài liệu hướng dẫn học tập chi tiết. Như vậy, các GV và đa số HS đều xác định vai trò tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần phi kim hóa học 10 trung học phổ thông (Trang 26)