Hoạt động trên lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hoạt động của trung tâm văn hóa việt nam tại pháp (Trang 27)

Khai giảng lớp tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Việt tại Pháp

Sáng 10/5/2010, tại thủ đô Pari, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã khai mạc lớp tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Đây là lớp tập huấn đầu tiên được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp. Các học viên là những cán bộ đang giảng dạy tiếng Việt tại Pháp và cả những người mong muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Trong thời gian 2 tuần, hơn 20 thành viên của lớp được trang bị các kiến thức và phương pháp giảng dạy tiếng Việt theo hai bộ giáo trình mới được biên soạn trong nước là " Tiếng Việt vui" và " Quê Việt". Giáo viên phụ trách lớp là các chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt hàng chục năm nay và đồng thời là tác giả của các bộ giáo trình giảng dạy trên. Sau khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đã qua lớp tập huấn, có trình độ giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Phát biểu tại lễ khai mạc lớp tập huấn, bà Têredơ (Thérèse) Nguyễn Văn Ký - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp mong rằng sau khóa học, các học viên sẽ phát huy tốt những kiến thức và kinh nghiệm thu được để dạy tiếng Việt cho con em trong cộng đồng, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các thế hệ Việt kiều tại Pháp với quê hương, đất nước.

Duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong thế hệ con em Việt kiều sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, là mối trăn trở không chỉ đối với bản thân bà con kiều bào, mà đối với cả Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, tiếng Việt ở cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang có nguy cơ mai một, đặc biệt là với thế hệ Việt kiều thứ ba, thứ tư, sinh ra và lớn lên ở nước sở tại, ít có cơ hội thực hành tiếng Việt. Để duy trì tiếng mẹ đẻ, Hội người Việt ở một số nước có tổ chức các hoạt động dạy và học tiếng

Việt, nhưng chủ yếu thông qua việc tự lập các trung tâm, hoặc lớp riêng cho con em học. Tại các lớp này, học sinh không được học theo một giáo trình có hệ thống, đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa không đồng đều. Bên cạnh đó, kinh phí duy trì hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, phương tiện dạy học, trả lương cho giáo viên… còn phụ thuộc vào sự đóng góp của cộng đồng nên việc dạy và học tiếng Việt còn chưa được như mong muốn. Hỗ trợ từ trong nước cho việc dạy và học tiếng Việt chưa nhiều.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng Đề án “Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ nay đến năm 2020”, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết và ngày càng lớn của đồng bào ở nước ngoài, cũng như yêu cầu ngày càng cao của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Hiện Ủy ban đang bắt đầu thực hiện dự án thí điểm "Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với cộng đồng người Việt Nam” tại 6 nước : Lào, Campuchia, Nga, CH Séc, Mỹ và Canađa, nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng triển khai đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”.

CHƯƠNG 3: DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI PHÁP CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI PHÁP

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hoạt động của trung tâm văn hóa việt nam tại pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w