Chiến lƣợc marketing quốc gia trong trong giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 38 - 50)

2.1.1. Tầm nhìn, mục tiêu phát triển

Mục tiêu chung

Trong giai đoạn 2006-2010, Đảng và Nhà nước ta chủ trương vẫn giữ vững ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết thông qua Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010. Sau đó, Chính phủ ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết trên xác định mục tiêu về kinh tế, chính trị và xã hội rất rõ.15

Về kinh tế, Chương trình hành động có nêu ra mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ

tăng trưởng kinh tế; nâng cao hiệu quả, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trước hết, cần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp; phát triển bền vững các ngành nghề truyền thống đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Chính phủ cũng đề ra rằng cần tập trung nguồn lực phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp bằng cách: phát triển ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động; khuyến khích đầu tư phát triển các ngành sản xuất nguyên vật liệu quan trọng, công nghệ cao, công nghệ thông tin; chú

15

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 17/10/2006, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần 2006 – 2010,

trọng phát triển các ngành nghề truyền thống; quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam phải chủ động và tạo bước ngoặt trong hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. Nhà nước chủ trương đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xuất khẩu; tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có nhiều giá trị tăng thêm, hàm lượng công nghệ và sức cạnh tranh cao, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Về chính trị - xã hội, bản kế hoạch nêu lên đó là duy trì ổn định chính trị-

xã hội, phát triển giáo dục, y tế; tạo công ăn việc làm cho người dân; bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh quốc phịng; chống lãng phí và nạn tham nhũng.

Mục tiêu xuất khẩu

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về phê duyệt "Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010"16

được ban hành ngày 30/06/2006 có nêu lên quan điểm nước ta về phát triển lĩnh vực xuất khẩu đó là: thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nhằm góp phần tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất và thu hút lao động; Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

Về mục tiêu tổng quát, Nhà nước ta chủ trương phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các

16

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, 30/06/2006, Phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, http://luat.xalo.vn/phap-luat/Quyet-dinh/176957894/Phe-duyet-De-an-Phat-trien-xuat-khau-giai-

mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

Trong giai đoạn này, mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực xuất khẩu là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hố bình qn 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD. Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng cơng nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hố khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

2.1.2. Nhận diện địa phương

Trong phần này, tác giả chỉ để cập đến vấn đề nhận diện địa phương đối với lĩnh vực phát triển xuất khẩu.

 Điểm mạnh

Về điều kiện tự nhiên, nước ta có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để

sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Là đất nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, có bờ biển dài, địa hình đa dạng gồm cả núi, cao nguyên, đồng bằng. Việt Nam có nhiều sơng ngịi, "có đường bờ biển dài 3.260 km"17 rất thuận lợi để nước ta phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Phần biển Đơng của Việt Nam cịn là con đường giao lưu hàng hải quốc tế, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nên việc giao thương buôn bán với nước ngoài rất thuận tiện. Nước ta có nhiều

17

Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, 20/01/2010, Quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Việt Nam,

đồng bằng với bề mặt bằng phẳng như: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển. Cùng với đó, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, đưa nước ta đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vùng đất đỏ Tây Nguyên lại rất thích hợp cho trồng cây cà phê với sản lượng và chất lượng cao. Nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê trong nhiều năm nay. Các loại cây trồng khác như: chè, tiêu, điều, cao su... cũng rất thuận lợi để phát triển. Hệ sinh thái phong phú, diện tích rừng rộng lớn chiếm tới 3/4 diện tích đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển các ngành lâm nghiệp, khai thác và chế biến gỗ. Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế, bao gồm cả nông – lâm – ngư nghiệp và các ngành công nghiệp liên quan.

Về điều kiện kinh tế - xã hội, tốc độ phát triển kinh tế từ khi cải cách tới

nay luôn ở mức cao và ổn định qua các năm. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,2%. Năm 2009, mặc dù kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nhưng tốc độ kinh tế của nước ta đạt được vẫn là 5,32%. Xã hội cũng phát triển thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người tăng, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Năm 1990 Việt Nam chỉ được 0,618 điểm nhưng tới năm 2007 tăng lên 0,725 điểm. Mỗi năm HDI của Việt Nam tăng thêm 1,16% bất kể có lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại.18 Nền chính trị ổn định cũng là một điểm mạnh của nước ta để phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng.

Về văn hóa - lịch sử, nước ta có bề dày bốn nghìn năm dựng nước và giữ

nước. Con người Việt Nam chăm chỉ, cần cù, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, có tinh thần quật cường, thông minh, sáng tạo trong sống, chiếu đấu và lao động sản xuất từ muôn đời nay. Một đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân

18

tộc, một đất nước trong gian khổ vẫn hiên ngang và lạc quan đã để lại dấu ấn đẹp trong lịng nhiều người trên thế giới. Chính những yếu tố này cũng đã góp phần tạo nên một Việt Nam đầy sức sống và quyến rũ.

 Điểm yếu

Về điều kiện tự nhiên, do nước ta nằm gần biển Đơng, khí hậu nóng ẩm

mưa nhiều nên hiện tượng bão lũ xảy ra thường xuyên, nhất là vào hè thu, hiện tượng gió mùa đơng bắc vào đơng - xn gây nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Địa hình núi non hiểm trở gây khó khăn nhiều cho các cơ quan chức năng quản lý nạn buôn lậu, chặt phá rừng làm ảnh hưởng tới môi trường sống và xã hội.

Về kinh tế - xã hội, nền kinh tế nước ta tuy đạt được tốc độ tăng trưởng cao

qua nhiều năm nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao. Biểu hiện ta có thể thấy đầu tiên là hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế còn thấp thể hiện rõ qua sự tăng nhanh của hệ số đo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR, tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, chất lượng lao động vẫn còn thấp. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp còn được thể hiện qua cả yếu tố đầu ra. Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm tới 50% GDP của cả nước (cao thứ 6 trong khu vực ASEAN, thứ 9 ở châu Á và thứ 17 trên thế giới), nhưng cơ cấu xuất khẩu của chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề. Hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng gia cơng hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, do đó khả năng thu ngoại tệ chưa khai thác hết. Kim ngạch của các mặt hàng này chiếm tới 3/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là do sự tăng nhanh về lượng của các mặt hàng than đá, dầu thô, cà phê, hạt tiêu, điều, chè và sự tăng nhanh về giá của các mặt hàng dầu thô, than đá, gạo, cao su, hạt điều, lạc,... Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và lạc hậu, vẫn tập trung ở một số ngành và sản phẩm truyền thống có hàm lượng cơng nghệ không cao như dệt may, giày da. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng cùng với q trình giảm nghèo.

Tài ngun mơi trường chưa được khai thác hiệu quả, ô nhiễm môi trường gia tăng. Tại một số thành phố và trung tâm công nghiệp, ô nhiễm môi trường nước, khơng khí và chất thải cơng nghiệp đã vượt quá mức cho phép. Vấn đề khai thác tài nguyên, đầu tư vào tài sản môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam. Năng lực cạnh tranh quốc gia thấp và khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực có xu hướng tăng. Việt Nam hiện đang ở trong tình trạng năng lực cạnh tranh thấp và có xu hướng tụt hạng so với thời kỳ trước năm 1996. Vào năm 2003, Việt Nam đứng thứ 60 trên thế giới về năng lực cạnh tranh, tăng 5 bậc so với năm 2002, nhưng giảm 7 bậc so với thứ hạng 53 của năm 2000 và giảm 21 bậc so với thứ hạng năm 1998. Năm 2009, Việt Nam xếp thứ 75/133 trong khi năm 2008 xếp thứ 70/134. Xét theo từng tiêu chí, tình hình cụ thể như sau: thể chế kinh tế xếp thứ 74; kết cấu hạ tầng xếp thứ 83; kinh tế vĩ mô xếp thứ 53; giáo dục phổ thông và y tế xếp thứ 56; giáo dục đại học xếp thứ 90; hiệu quả của cơ chế thị trường xếp thứ 73; công nghệ xếp thứ 85... Nếu so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với một số nước ASEAN thì Việt Nam chỉ xếp trên Cam-pu-chia. Các nước Lào, Bru-nây, Mi-an-ma chưa được xếp hạng về năng lực cạnh tranh.19

Năng lực cạnh tranh thấp và có xu hướng tụt bậc này cho thấy, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nguy cơ có thể bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Về văn hóa – lịch sử, do ảnh hưởng của nền kinh tế lúa nước lạc hậu trong

một thời gian dài nên con người Việt Nam cịn thiếu những đức tính quan trọng của một người lao động trong xã hội hiện đại như: đúng giờ, tinh thần trách nhiệm của cá nhân, làm việc độc lập… Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng lao động của nước ta, hơn nữa, những hạn chế này khó mà có thể thay đổi được trong một sớm một chiều. Thêm vào đó, Việt

19

Lưu Ngọc Trịnh – Trần Đức Vui, 07/09/2008, Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay,

Nam là một đất nước có tới 54 bộ tộc anh em. Sự đa dạng về bộ tộc dẫn tới sự đa dạng về văn hóa nhưng mặt khác cũng đem lại khó khăn cho việc quản lý, tuyên truyền cho họ. Bất ổn về chính trị nhiều khi là do sự không hiểu biết của một số người bị kẻ xấu lợi dụng, kích động. Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển sản xuất và xuất khẩu của nước ta.

2.1.3. Thẩm định địa phương

Năng lực địa phương của nước ta để phát triển xuất khẩu tuy rằng đã và đang được cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung cịn nhiều yếu điểm và non kém.

Trước hết, quan điểm, văn hóa của địa phương đang từng bước thay

đổi theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển biến còn chậm. Trước 1986, chúng ta vẫn giữ mãi quan điểm đóng cửa nền kinh tế trong một thời gian khá dài, dẫn đến nền kinh tế trì trệ nghiêm trọng. Sau cải cách, nước ta thực hiện mở cửa nền kinh tế và đã gặp rất nhiều khó khăn. Cả một giai đoạn dài chúng ta đóng cửa nền kinh tế, khơng biết mình đang đứng ở đâu, đang như thế nào. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới phát triển như vũ bão, giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Sự chuyển biến quá chậm về quan điểm đã kéo theo sự tụt hậu của nền kinh tế nước ta hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm so với các nước trên thế giới. Lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nước ta cũng chịu ảnh hưởng theo. Tuy vậy, mở cửa dù muộn thì cũng là một bước ngoặt lớn, góp phần cải thiện đáng kể nền kinh tế - xã hội nước ta.

Sự cố kết của quốc gia còn chưa được chặt chẽ. Cuộc sống xã hội hiện

đại, đất nước phát triển sẽ hình thành lên ngày càng nhiều tầng lớp xã hội mới với mức sống chênh lệch nhau. Chính điều này tạo nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Nước ta là một đất nước đa dạng về văn hóa, tơn giáo và tộc người dẫn đến nhiều mâu thuẫn và căng thẳng trong xã hội. Nếu khơng có có sự gắn kết những nhóm người này lại, không tạo dựng mối quan hệ bền

chặt thì những vấn đề xấu rất dễ xảy ra. Ở nước ta, nhiều hình thức như từ thiện, chương trình vì người nghèo,… cũng đã góp phần cải thiện mối quan hệ này. Tuy vậy, nhiều cộng đồng người dân, tầng lớp nhân dân vẫn còn xa cách. Mối quan hệ giữa người dân trồng trọt, chăn nuôi với tầng lớp thương nhân cần đoàn kết hơn nữa để tạo môi liên kết thúc đẩy xuất khẩu và tạo ra của cải vật chất nhiều hơn cho xã hội.

Các nguồn lực sẵn có của nước ta rất phong phú nhưng cũng chưa phát

huy được nhiều tác dụng, đơi khi cịn gây cản trở cho nền kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên giàu có cả về đất, rừng và biển đã giúp cho quốc gia có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn. Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn đúng như trong trường hợp của Nhật Bản hay Singapore. Hai đất nước này rất không được thiên nhiên ưu đãi nhưng họ lại phát triển vượt bậc, đứng thứ hạng cao

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)