1. Các giải pháp cho việc huy động vốn
1.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý tài chín hở doanh nghiệp Nhà nước
- Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích DNNN chủ động huy động và tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.
+ Mở rộng các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp như phát hành trái phiếu, đa dạng hóa hình thức phát hành trái phiếu ... Đồng thời có có qui chế giám sát chặt chẽ để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư.
+ Cải tiến hệ thống thuế, hệ thống tín dụng, cơ chế lãi suất tạo điều kiện cho DNNN tham gia vào thị trường vốn với tư cách là chủ thể của thị trường này, cụ thể:
Đối với hệ thống thuế: Nghiên cứu bãi bỏ tiền thu sử dụng vốn vì các DNNN chủ sở hữu là Nhà nước vốn là vốn của Nhà nước như vậy đứng trên góc độ chủ sở hữu không ai lại thu tiền sử dụng vốn vào ngay vốn của mình bỏ ra. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay phần lớn các DNNN đang bị thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ chưa cho lợi nhuận sau thuế còn ít nhu cầu bổ sung vốn còn lớn do vậy không nên thu khoản thu này. Trong thực tế hiện nay tổng số tiền thu vào sử dụng vốn và NSNN hàng năm là không đáng kể, bỏ khoản thu này DNNN sẽ có thêm điều kiện tích luỹ phát triển sản xuất.
Đối với hệ thống tín dụng: Đặc biệt chú ý đến hình thức tín dụng thuê mua. Nghị định 64/CP mới là phác thảo ban đầu cần phải hoàn thiện và bổ sung, nâng cao tính chất pháp lý của văn bản nếu cần có thể ban hành Luật thuê tài chính bên cạnh Luật ngân hàng. Cần phải có các biện pháp để khuyến khích cả hai bên đi thuê và cho thuê.
+ Cho phép các Tổng công ty thành lập các công ty tài chính để chủ động thu hút vốn từ bên ngoài và để thuận lợi cho việc điều hòa vốn giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty.
- Tăng cường quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về vốn và tài sản sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp:
+ Cho phép DNNN sử dụng linh hoạt các loại vốn quĩ kinh doanh được chuyển đổi cơ cấu tài sản từ tài sản cố định sang tài sản lưu động và ngược lại.
+ Cho phép các doanh nghiệp chủ động nhượng bán thanh lý những tài sản cố định nằm ngoài tài sản phục vụ mục tiêu kinh doanh chính và tài sản đặc biệt được Nhà nước quản lý để thu hồi vốn phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mới.
+ Doanh nghiệp Nhà nước được cầm cố thế chấp tài sản để huy động vốn.