.Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận pisa001 (Trang 34 - 39)

 Điều tra về thực trạng sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh theo tiếp cận PISA của giáo viênở trường THPT.

 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí về năng lực của học sinh khi sử dụng bài tập hóa học theo tiếp cận PISA hiện nay ở trường THPT.

1.6.3. Đối tượng điều tra

 Các GV trực tiếp giảng dạy bộ mơn Hóa học ở một số trường THPT thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

 Một số cán bộ quản lí của các trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội .

1.6.4. Phương pháp điều tra

 Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn các GV, các cán bộ quản lí của các trường THPT thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

 Dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV giảng dạy mơn Hóa học.

 Gửi và thu phiếu điều tra cho GV và cán bộ quản lí.

1.6.5. Kết quả điều tra

Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2014, chúng tôi đã:

- Dự giờ 4 tiết của các GV hóa học ở trường THPT Thanh Oai B, THPT Trần Hưng Đạo, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Quang Trung.

- Gửi phiếu điều tra đến 65 GV hóa họcvà cán bộ quản líthuộc các trường THPT Thanh Oai B, THPT Thanh Oai A, THPT Nguyễn Du, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Quang Trung, THPT Lê Quý Đôn, THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THPT

Nguyễn Trãi, THPT Đống Đa, THPT Kim Liên.

Kết quả điều tra đối với giáo viênvà cán bộ quản línhư sau:

Phiếu điều tra được tiến hành với 5 mức độ : Mức 1: Chưa biết

Mức 2: Đã biết nhưng chưa hiểu rõ Mức 3: Đã hiểu rõ nhưng chưa vận dụng Mức 4: Đã hiểu rõ và thỉnh thoảng vận dụng Mức 5: Đã hiểu rõ và vận dụng thường xuyên. Kết quả điều tra được tổng hợp trong các bảng sau:

Bảng 1.2. Mức độ hiểu biết về PISA của giáo viên dạy học ở trường THPT ST

T Nội dung

Mức độ

1 2 3 4 5

1 “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” – viết tắt là PISA

15,38% (10GV) 41,54% (27GV) 43,08% (28GV) 0% 0% 2

Nội dung đánh giá của PISA đối với các lĩnh vực khoa học, toán học, đọc hiểu 26,15% (17GV) 41,54% (27GV) 32,31% (21GV) 0% 0%

3 Các dạng câu hỏi PISA 32,31% (21GV)

44,62% (29GV)

23,07%

(15GV) 0% 0%

4 Cách xây dựng câu hỏi và bài tập PISA 38,46% (25GV) 44,62% (29GV) 16,92% (11GV) 0% 0%

5 Cách chấm điểm trong PISA 35,38% (23GV) 49,23% (32GV) 15,38% (10GV) 0% 0%

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các dạng câu hỏi vàbài tập hóa học theotiếp cận

PISA của GV trong dạy học Hóa học

S T T

Dạng câu hỏi và bài tập

Mức độ

1 2 3 4 5

1

Mơ tả, giải thích hiện tượng thực tế trong đời sống bằng kiến thức hóa học, chú ý khai thác vốn kinh nghiệm của học sinh

0% 0% 10,77% (7GV) 60% (39GV) 29,23% (19GV) 2

Câu hỏi và bài tập dựa trên việc đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh có liên quan đến hóa học

0% 0% 46,15% (30GV) 43,08% (28GV) 10,78% (7GV) 3

Câu hỏi và bài tập hóa học xuất phát từ những bối cảnh, tình huống trong thực tiễn liên quan đến các vấn đề xã hội, kinh tế, sức khỏe, khoa học, công nghệ, môi trường … 0% 23,08% (15GV) 33,84% (22GV) 30,77% (20GV) 12,30% (8GV) 4

Câu hỏi và bài tập hóa học về thế giới tự nhiên, khoa học, công nghệ cần vận dụng kiến thức liên môn. 0% 33,85% (22GV) 43,08% (28GV) 23,08% (15GV) 0%

5

Câu hỏi và bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh và năng lực chuyên biệt của khoa học Hóa học 0% 0% 0% 69,23% (45GV) 30,77% (20GV) 6

Câu hỏi và bài tập hóa học nhằm phát triển tính sáng tạo ở học sinh: Bài tập mở, bài tập có nhiều hướng giải, học sinh được trình bày ý kiến của cá nhân về các vấn đề kinh tế, xã hội, sức khỏe, khoa học công nghệ và môi trường … trên cơ sở những lập luận mang tính khoa học. 0% 21,54% (14GV) 49,23% (32GV) 20% (13GV) 9,23% (6GV) 7

Câu hỏi và bài tập hóa học yêu cầu học sinh hoạt động nhóm báo cáo về vấn đề xã hội, kinh tế, sức khỏe, khoa học, môi trường … liên quan đến kiến thức Hóa học. 0% 0% 23,08% (15GV) 63,08% (41GV) 13,85% (9GV) 8

Câu hỏi và bài tập hóa học mà học sinh được thể hiện thái độ của mình đối với các vấn đề của đối với các vấn đề của khoa học Hóa học: Sự hứng thú với 0% 32,30% (21GV) 43,07% (28GV) 21,54% (14GV) 3,08% (2GV)

khoa học, sự ủng hộ nghiên cứu khoa học, trách nhiệm với môi trường và cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên …

Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận:

- Phong cách dạy của giáo viên vẫn còn nặng “dạy để thi”.Những bài tập liên quan đến thực tiễn, những bài tập nhằm phát triển năng lực của học sinh mà giáo viên sử dụng trong giảng dạy còn chưa thường xuyên, chưa cập nhật.

- Chưa khai thác triệt để các vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức hóa học vào nội dung bài tập nên tính thực tiễn của mơn học chưa cao.

- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham khảo mà chưa có phương pháp để xây dựng đa dạng các loại bài tập, nên nội dung bài tập còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa tạo hứng thú học tập cho HS.

- Giáo viên ít để ý đến ý kiến cá nhân học sinh, các em lĩnh hội kiến thức còn bị động, phụ thuộc nhiều vào giáo viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương này, luận văn đã nêu được:

 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam sau năm 2015để ngành giáo dục có sự đổi mới phù hợp từ phương pháp dạy học đến kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

 Khái niệm về năng lực và năng lực cần phát triển cho học sinh THPT từ đó liên hệ với năng lực của học sinh mà giáo viên đang giảng dạy, là cơ sởgiúp giáo viên định hướng nâng cao những năng lực đã có và hồn thiện thêm những năng lực mới cho học sinh.

 Việc xây dựng bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

 Tiến hành điều tra thực trạng sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học theo tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông ở Hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học theo tiếp cận PISA ở trường trung học phổ thông là cần thiết để phát triển và hoàn thiện các năng lực phổ thông, năng lực chuyên biệt về Hóa học đối với mỗi học sinh nói riêng và tồn xã hội nói chung.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌCPHẦN PHI KIM LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận pisa001 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)