Dự báo trạng thái của hệ thống nhiễu loạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình khám phá tri thức (Trang 39 - 41)

Sau khi đã thực hiện phân loại và tích lũy thông tin thống kê với một không gian dữ liệu đủ lớn, thì tại một thời điểm nào đó khi ta xác đính được giá trị của cặp chỉ số {I(t);IT(t)}, ta có thể dự báo trạng thái của hệ thống này sau khoảng thời gian ∆'tdựa trên thông tin tích lũy của 4 trạng thái chuẩn bao quanh {I(t);IT(t)} - State1,State2,State3,State4, khi đó trạng thái của hệ thống có thể

được tính toán theo công thức sau:

14 3

2 1

)

(i ( )= State1 •µ + State2 •µ + State3 •µ + State4 •µ

State t f f f f

f (4.9)

Sơ đồ thuật toán cho việc xây dựng trạng thái tự do của hệ thống được thể hiện trên sơ đồ

Hình 4.4 : sơ đồ thuật toán dự báo trạng thái của hệ thống nhiễu loạn

Như vậy, với việc sử dụng cặp chỉ số {I(t);IT(t)} ta đã tìm được một giải pháp phân loại trạng thái cho hệ thống “nhiễu loạn” cụ thể ở đây là TTCK, từ đó ta tiến hành tích lũy thông tin thống kê vào các trạng thái chuẩn, sau đó sử dụng bài toán ngược để xây dựng các trạng thái tự do của hệ thống tại một thời điểm nào đó trong tương lai khi biết được giá trị của cặp chỉ số {I(t);IT(t)} . Đây chính là giai đoạn khai phá dữ liệu, tri thức mà chúng ta nhận được chính là các các thông tin có ích được tích lũy trong không gian trạng thái chuẩn của hệ thống.

KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

luận văn cũng so sánh tổng thể lợi ích khi sử dụng Khai phá dữ liệu với những phương pháp cổ điển khi giải quyết các bài toán trên các hệ CSDL lớn, và những thành tựu đạt được khi áp dụng Khám phá tri thức - Khai phá dữ liệu trong thực tế.

Trong luận văn cũng giới thiệu những khái niệm về cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian, cùng với đó là một phương pháp hiệu quả cho công đoạn làm sạch dữ liệu chuỗi thời gian mà thực chất của nó là việc sử dụng phương pháp trung bình trượt hàm mũ để loại bỏ các “nhiễu” trong CSDL. Cùng với đó, luận văn cũng giới thiệu một phương pháp mới cho việc phân loại trạng thái và tích lũy thông tin thống kê bằng việc tạo ra cặp chỉ số xu hướng I(t)và IT(t), từ đó đưa ra bài toán dự báo trạng thái tự do của hệ thống tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, được sự giúp đỡ của bạn bè và các thầy cô khác, cũng như sự cố gắng hết mình của bản thân; nhưng do thời gian có hạn và đây cũng là những vấn đề rất mới hiện nay, cho nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô, bạn bè, và những người quan tâm để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn kết quả nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình khám phá tri thức (Trang 39 - 41)