Chú trọng vào phát triển mạng lưới nhằm mở rộng quy mô thị trường

Một phần của tài liệu 231 Hoạt động Marketing của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (TechcomBank) Việt Nam - Thực trạng và giải pháp  (Trang 33 - 40)

II) Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Marketing của Techcombank

3. Chú trọng vào phát triển mạng lưới nhằm mở rộng quy mô thị trường

Phát triển các chi nhánh vùng tại những vùng phát triển trọng điểm (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng) với vai trò làm trung tâm hỗ trợ và xử lý tín dụng, thanh toán và các hoạt động nghiệp vụ (kiểm toán, xử lý nợ,…) cho các chi nhánh địa phương và các điểm giao dịch trong vùng.

Phát triển các chi nhánh khu vực tại một số thành phố lớn và khu công nghiệp với vai trò chính là kinh doanh, đồng thời thực hiện hỗ trợ và xử lý tín dụng cho các điểm giao dịch trực thuộc. Tập trung ưu tiên thiết lập 10 chi nhánh khu vực tại địa bàn HCM, 8 chi nhánh khu vực tại địa bàn Hà Nội và một số chi nhánh khu vực tại địa bàn các thành phố lớn, các tỉnh có tiềm năng kinh tế và các khu công nghiệp quan trọng.

Phát triển mạnh và rộng khắp mô hình các điểm giao dịch Techcombank (TSO) với vai trò là các điểm tiếp xúc, giao dịch khách hàng dân cư chính tại các thành phố lớn và các khu vực đông dân cư phục vụ chủ yếu các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Dự

kiến sẽ thiết lập khoảng 200 điểm giao dịch tiền tiêu tại các khu dân cư tại Hà Nội, HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và các vùng kinh tế trọng điểm khác.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: 500 ATMs và 5000 POS tại các thành phố lớn, thực hiện các dịch vụ bán lẻ đơn giản và để tiếp cận với khách hàng cá nhân. Một triệu thẻ đến năm 2008 và 2 triệu thẻ đến 2010. Các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internetbanking, Homebanking, Call center và Telebank.

4. Đa dạng hoá sản phẩm và gia tăng tiện ích cho sản phẩm

Trong số các ngân hàng cổ phần, Techcombank là ngân hàng năng động nhất trong các hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng cá nhân. Với định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Techcombank không ngừng chú trọng vào việc phát triển sản phẩm cũng như các tiện ích đi cùng. Gần đây, Techcombank đã liên tục cho ra mắt các sản phẩm - dịch vụ mới với nhiều tính năng, hài hoà giữa các giá trị: nhanh chóng - đơn giản - nhiều giá trị gia tăng, tiện lợi như: những dịch vụ đáp ứng nhu cầu “xài trước, trả sau” (Techcombank Visa Credit), những dịch vụ hiện đại và an toàn (Techcombank F@stMobiPay, F@st i-Bank),…

Việc cung cấp cho khách hàng thêm nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ và đơn giản các quy trình, thủ tục cũng như biểu phí là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở những cuộc thăm dò ý kiến khách hàng, Techcombank đã liên tục thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản phẩm của mình. Kết quả của sự chủ động điều tra này là các sản phẩm tiêu biểu như chương trình tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, tài khoản Tích luỹ bảo gia, tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp.

Ngoài xác định đầu tư nâng cao sức cạnh tranh, Techcombank cũng phải chú trọng mở rộng liên kết, hợp tác tiếp thị với các đối tác trong nhiều lĩnh vực. Việc hợp tác tiếp thị đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Techcombank. Các đối tác của Techcombank có thể kể đến như: trong ngành hàng không (Vietnam Airline, Pacific Airline), trong ngành viễn thông

thời, Techcombank cũng chú trọng đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các đối tác nước ngoài như HSBC, ADB, World Bank, các tổ chức đa phương và các ngân hàng đại lý khác. Đây là những cơ sở lâu bền để đảm bảo khả năng phát triển vững chắc hơn của Techcombank trong giai đoạn mới.

5. Hoàn thiện hệ thống công nghệ áp dụng trong hoạt động ngân hàng

Ngày nay, các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau theo hướng phát triển đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ ngân hàng luôn phụ thuộc vào trình độ công nghệ ngân hàng. Nếu trình độ công nghệ ngân hàng không tiên tiến, hiện đại thì chất lượng dịch vụ cũng không thể nâng cao được. Do đó, một xu thế tất yếu là các ngân hàng phải ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Năm 2007 đối với Techcombank là năm nở rộ của nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử. Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua Internet – F@st I-bank, góp phần dần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy bằng giao dịch trực tuyến qua Internet. Đồng thời, Techcombank cũng là ngân hàng cổ phần đầu tiên cung cấp sản phẩm quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán tên F@st S-bank và cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay... Với những nỗ lực này, Financial Insights đã trao tặng Techcombank giải thưởng về công nghệ ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ ngân hàng trong hội nhập và cạnh tranh, Techcombank không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật, các ứng dụng, phần mềm, cũng như trình độ của cán bộ nhân viên để đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ tiên tiến.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi ngân hàng đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing với sự phát triển của ngân hàng mình. Sự đầu tư về nhân lực và tiền của vào hoạt động Marketing đang tăng dần trong các ngân hàng. Điều này đã mang lại một hiệu quả nhất định. Dù ở Việt Nam, hoạt động Marketing ngành ngân hàng chưa thực sự mạnh, nhưng nó cũng đã bắt đầu được chú trọng và dần hướng đến sự chuyên nghiệp trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Techcombank luôn là một trong các ngân hàng hoạt động Marketing mạnh và hiệu quả. Vì thế, kết quả kinh doanh của Techcombank luôn có chiều hướng tăng mạnh hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Bài nghiên cứu của em với đề tài: “Hoạt động Marketing của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank - Thực trạng & giải pháp” đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về hoạt động Marketing của Techcombank - đại diện tiêu biểu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua đó, em cũng rút ra một vài giải pháp để thúc đẩy hơn nữa hoạt động Marketing ngân hàng một cách hiệu quả hơn.

Do trình độ chuyên môn có hạn, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Lê Thị Mỹ Ngọc, cùng các anh chị trong phòng Marketing của Techcombank đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Philip Kotler - Marketing Essentials - NXB Lao động xã hội - 2007. 2. Philip Kotler - Quản trị Marketing - NXB Thống kê - 1997.

3. Ts. Trịnh Quốc Trung - Marketing ngân hàng - NXB Thống kê - 2008.

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - Giáo trình Marketing ngân hàng - NXB Thống Kê - 2004.

5. Đặng Việt Tiến - Giáo trình Marketing ngân hàng - NXB Thống kê - 2005. 6. Phạm Ngọc Phong - Marketing trong ngân hàng - NXB Thống kê - 1996. 7. Ts. Lưu Văn Nghiêm - Marketing dịch vụ - NXB Thống kê - 2001.

8. Báo cáo thường niên năm 2007 của Techcombank. 9. Các tài liệu nội bộ của Techcombank.

10.Các website: - www.saga.vn

- www.techcombank.com.vn - www.sbv.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG...2

I) TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG...2

1. Khái niệm ngân hàng – ngân hàng thương mại...2

2. Các dịch vụ ngân hàng thương mại...3

3. Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng...3

II) Bản chất của Marketing trong hoạt động kinh doanh ngân hàng...5

1. Khái niệm Marketing ngân hàng...5

2. Vai trò - chức năng của Marketing đối với sự phát triển của ngân hàng5 2.1 Vai trò của Marketing ngân hàng...5

2.2 Chức năng của Marketing ngân hàng...6

3. Đặc điểm của Marketing ngân hàng...7

3.1 Marketing ngân hàng là loại hình Marketing dịch vụ tài chính...7

3.2 Marketing ngân hàng là loại hình Marketing hướng nội...8

3.3 Marketing ngân hàng thuộc loại hình Marketing quan hệ...8

4. Một số nội dung hoạt động Marketing trong lĩnh vực ngân hàng...9

4.1 Tổ chức nghiên cứu môi trường kinh doanh ngân hàng...9

4.2 Xác định chiến lược Marketing ngân hàng...10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ỨNG DỤNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK ...11

I) TỔNG QUAN VỀ TECHCOMBANK ...11

1. Quá trình hình thành và phát triển...11

2. Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi...14

3. Tổ chức quản trị kinh doanh ...15

4. Vài nét về hoạt động kinh doanh năm 2007...16

5. Cơ sở vật chất & công nghệ của Techcombank...18

1. Chiến lược Marketing hỗn hợp của Techcombank...20

1.1 Chiến lược về sản phẩm...20

1.2 Chiến lược về giá cả...20

1.3 Chiến lược về phân phối...21

1.4 Chiến lược về giao tiếp khuếch trương...22

1.5 Chiến lược về con người...23

2. Tổ chức phòng Marketing của Techcombank...25

2.1 Sơ đồ phòng Marketing Techcombank...25

2.2 Mục tiêu của phòng Marketing Techcombank...25

2.3 Nhiệm vụ chính của phòng Marketing Techcombank...25

3. Một số thành tựu về Marketing đã đạt được của Techcombank...26

3.1 Công tác điều tra, nghiên cứu thị trường...26

3.2 Dịch vụ khách hàng 24/7 - Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng...26

3.3 Các chương trình Marketing toàn hệ thống...27

4. Một số hạn chế trong công tác Marketing của Techcombank...28

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK ...30

I. Phương hướng hoạt động của Techcombank trong thời gian tới...30

1. Định hướng cho năm 2008...30

2. Mục tiêu đến năm 2010...30

II) Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Marketing của Techcombank...31

1. Tập trung cho công tác đào tạo cán bộ chuyên viên và cải tiến chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài...31

2. Tăng cường các hoạt động hướng tới khách hàng mục tiêu...32

3. Chú trọng vào phát triển mạng lưới nhằm mở rộng quy mô thị trường33 4. Đa dạng hoá sản phẩm và gia tăng tiện ích cho sản phẩm...34 5. Hoàn thiện hệ thống công nghệ áp dụng trong hoạt động ngân hàng. 35

Một phần của tài liệu 231 Hoạt động Marketing của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (TechcomBank) Việt Nam - Thực trạng và giải pháp  (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w