Công nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh bình định đến năm 2010 (Trang 59 - 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5.3.Công nghiệp dệt may

Mục tiêu. Đến năm 2010, mục tiêu phấn đấu cảu ngành dệt may

Bình Định là đạt 12-15 triệu sản phẩm may mặt, 3000 tấn sợi và 6000 tấn bông xơ, 200 tấn tơ tằm đạt tiêu chuẩn 5 triệu khăn bông xuất khẩu, đáp ứng phụ liệu may cho vùng và ngành da giày đạt 10 triệu đôi sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 38 triệu USD.

Bảng 33: Mục tiêu ngành may mặc đến năm 2010

Đơn vị 2006 2010

Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 748 1812

Tỷ trọng trong công nghiệp % 20.3 22.5

Tốc độ tăng bình quân % 24.8

Nguồn: Sở cơng nghiệp Bình Định Định hướng phát triển công nghiệp dệt may

 Phát triển ngành dệt may Bình Định gắn liền với việc

quy hoạch dệt may phân theo vùng lãnh thổ và cả nước.

 Gắn việc phát triển ngành dệt may Bình Định với

việc phát triển vùng nguyên liệu bông, dâu, tơ tằm.

 Tăng cường đầu tư cho các dự án trồng dâu, nuội

tằm . Nâng diện tích trồng dâu đạt 1.500 -6000 ha , đưa năng suất dâu lên 50 tấn lá/ha.

 Mở rộng diện tích trồng bơng: phấn đấu đến năm 2010 đạt diện tích trồng bơng là 5.000 -6.000 ha. Năng suất bơng cần phấn đấu đạt tối thiểu 1.8 tấn/ha để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy chế biến bơng xơ. Có thể trồng bơng kết hợp với các loại cây ngắn ngày khác.

 Đầu tư sản xuất các sản phẩm có thị trường, có lợi

thế cạnh tranh. Phát huy nội lực của Tỉnh, ưu tiên cao cho đầu tư từ các tổng cơng ty nhà nước, đầu tư nước ngồi.

 Giảm dần và tiến đến chấm dứt việc gia công may,

tăng cường xuất khẩu trực tiếp.

 Mở rộng thị trường xuất khẩu bàng cách ổn định các

thị trường truyền thống và tiềm kiếm các thị trường mới như Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi … Chú trọng thị trường nội địa trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

 Đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất của Công ty dệt may

xuất khẩu Quy Nhơn, một số cơ sở mới ở các huyện An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn, Phù Mỹ… với quy mô mỗi cơ sở 4-5 chuyền may đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

 Xây dựng nhà máy dệt kim và cơ sở sản xuất nguyên

liệu, phụ liệu cho ngành may mặt và một số làng nghề dệt khăn mặt.

 Chủ động sáng tạo mẫu thời trang cho các sản phẩm

được sản xuất trên địa bàn, từng bước tham gia thị trường thời trang nội địa và quốc tế.

 Công ty may Bình Định cần giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở may xuất khẩu trong tỉnh làm vệ tinh gia công cho công ty.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh bình định đến năm 2010 (Trang 59 - 61)