Các đảo Langerhans

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học khoa nội phần 2 cđ y tế quảng nam (Trang 27 - 29)

Còn gọi là tụy nội tiết, phân biệt với tụy ngoại tiết. Tụy ngoại tiết tiết dịch tụy để đổ vào ruột và tiêu hóa thức ăn, tụy nội tiết là các đảo Langerhans. Mỗi đảo Langerhans có 3 loại tế bào:

8.1. Insulin

Có vai trị quan trọng trong điều hịa lượng glucose trong máu.

- Glucose được hấp thụ từ ruột sau khi ăn dưới tác động của Insulin sẽ chuyển vào gan nhanh chóng và dự trữ dưới dạng glycogen, vì vậy nồng độ Glucose trong máu khơng tăng q cao. Lúc đói thì lượng glucose lại giảm và làm tụy tiết Insulin ít hơn, glycogen trong gan lại được phân giải thành glucose khiến nồng độ glucose không giảm quá thấp. (Trường hợp q nhiều glucose thì ngồi glycogen, gan sẽ chuyển thành acid béo và đưa đến các mô thành lipid).

- Tăng vận chuyển glucose vào tế bào cơ và dự trữ dưới dạng glycogen trong tế bào cơ.

- Ức chế tạo đường mới.

Tóm lại Insulin là hormone gây giảm glucose máu.

* Bệnh đái tháo đường: Nồng độ glucose trong máu quá cao vượt quá ngưỡng lọc của thận và làm xuất hiện đường trong nước tiểu. Nguyên nhân do tổn thương tế bào Langerhans loại nên giảm tiết Insulin hoặc do việc giảm các receptor tiếp nhận Insulin tại tế bào đích.

8.2. Glucagon

Glucagon làm tăng nồng độ glucose trong máu bằng cách phân giải glycogen, tăng tạo đường mới ở gan (ngược lại với Insulin).

8.3. Somatostatin

- Làm giảm tiết Insulin và Glucagon.

- Giảm nhu động và giảm tiết dịch dạ dày-ruột. - Ức chế bài tiết gastrin…

Như vậy, somastotin kéo dài thời gian đưa chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào máu.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học khoa nội phần 2 cđ y tế quảng nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)