Người có quyền khiếu nại

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam (Trang 26 - 28)

5. Bố cục đề tài

3.3.Người có quyền khiếu nại

- Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan(5).

- Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.

- Người yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích có quyền khiếu nại cấp quyết định cấp Văn bằng bảo hộ và không phải nộp lệ phí khiếu nại.

- Bất cứ người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nợp lệ phí khiếu nại theo quy định.

Thủ tục khiếu nại(10)

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan;

Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hiệu khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

Trong thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày kể từ hết thời hạn giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ (nại khiếu nại lần đầu) theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện tại toà án.

Đơn khiếu nại nộp sau thời hiệu nêu trên không được xem xét.

Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần thứ hai đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ, gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Cho nên, đối với đơn khiếu nại về SHTT trong lĩnh vực sáng chế phải nợp cho Cục sở hữu trí tuệ, nội dung khiếu nại phải, lập luận, dẫn chứng và chứng minh cho vụ việc cần khiếu nại. Thời hạn khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, lần thứ hai là ba mươi ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai nếu chưa đồng ý thì cá nhân đó có quyền gặp trực tiếp Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ. Trường hơp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ thì trong thời hạn mười ngày thì có quyền khởi kiện ra tòa án.

Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký sáng chế

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Chủ Văn bằng bảo hộ không nợp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc qia hạn hiệu lực theo quy định.

- Chủ Văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền SHCN đối với sáng chế.

- Chủ Văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc giấy chứng nhận không còn thừa kế hợp pháp.

3.3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại(11)

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

- Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần

thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đãm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

- Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Qua những quy định trên cho ta thấy, cơ quan tư pháp nhà nước đều có thẩm quyền xử lý vi phạm về xâm phạm quyền SHTT nói chung và lĩnh vực sáng chế nói riêng. Trong đó mỗi cơ quan đều có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau, trong một vụ việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tùy theo trường hợp mà mỗi cơ quan có trách nhiệm khác nhau.

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam (Trang 26 - 28)