f) Tính giá thành theo phương pháp liên hợp.
2.3.3.2.4 Theo phương pháp định mức:
Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đồng thời có hệ thống hạch toán được thiết kế tương ứng có khả năng cung cấp và phân tích thông tin nhanh nhạy, đảm bảo được độ tin cậy cần thiết.
Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức:
Chênh lệch do Chênh lệch do Z thực tế = Z định mức + thay đổi định mức + thực hiện định mức
Chênh lệch do thay đổi sẽ được xử lý vào đầu ký kế toán, nên giá thành thực tế có sự khác biệt so với giá thành định mức là do việc thực hiện định mức trong kỳ kế toán.
- Đầu kỳ căn cứ vào định mức tiêu hao của từng khoản mục để xác định giá thành định mức và phản ánh vào các tài khoản có liên quan theo định mức tiêu hao đã được xác định theo lượng sản phẩm được sản xuất.
- Trong kỳ khi thực hiện có thể có những khoản mục vượt định mức hoặc tiết kiệm so với định mức. Để theo dõi chênh lệch, kế toán có thể mở các tài khoản chi tiết để ghi chép số vượt định mức hoặc tiết kiệm. Các tài khoản chi tiết này được mở riêng cho từng khoản mục tương ứng với các TK 621, 622, 627 và cuối kỳ cũng được kết chuyển sang TK 154 để xác định tổng chi phí sản xuất vượt hoặc tiết kiệm so với định mức và phục vụ cho việc xác định giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành.
- Phương pháp ghi vào các TK chênh lệch được thực hiện: + Với từng trường hợp vượt định mức thì ghi bình thường.
(1) Tập hợp các khoản chi phí phát sinh theo định mức. Nợ TK 621, 622, 627 (định mức)
Có các TK liên quan
(2) Tập hợp các khoản chênh lệch khi thực hiện so với định mức. Nợ TK 621, 622, 627 (chênh lệch)
Có các TK liên quan
(3) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí theo định mức để tổng hợp CPSX phát sinh theo định mức.
Nợ TK 154 (định mức)
Có các TK 621, 622, 627 (định mức )
(4) Đồng thời căn cứ vào Z định mức của sản phẩm hoàn thành để ghi. Nợ TK 155
Có TK 154 (định mức)
(5) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chênh lệch để xác định tổng mức chênh lệch. Nợ TK 154 (chênh lệch)
Có TK 621, 622, 627 (chênh lệch) Đồng thời căn cứ vào việc sử lý chênh lệch để ghi:
Nợ TK 154 (định mức) tính vào SP dở dang Nợ TK 155 tính vào sản phẩm tồn kho Nợ TK 632 tính vào giá vốn hàng bán
Có TK 154 (chênh lệch)