Tế bào gốc tạo máu:

Một phần của tài liệu Chương 5 Tế bào gốc TS. Đặng Đức Long (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7.Tế bào gốc tạo máu:

• Tế bào gốc tạo máu được xếp vào loại tế bào gốc trưởng thành. Đây là các tế bào được tách ra từ máu hoặc tủy xương, chúng có khả năng tự tái tạo (self renew), có thể biệt hóa thành các tế bào đặc thù, có thể di chuyển từ tủy xương vào máu, và có thể trải qua quá trình apoptosis để loại bỏ đi các tế bào không cần thiết.

• Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có hai loại tế bào gốc tạo máu. Hai loại này về thực chất chính là hai giai đoạn biệt hóa

máu. Hai loại này về thực chất chính là hai giai đoạn biệt hóa khác nhau của tế bào gốc tạo máu:

Các tế bào gốc tạo máu dài hạn (long-term hematopoietic stem cells) ;

Các tế bào định hướng/tiền thân ngắn hạn (short-term progenitor or precursor cell).

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7. Tế bào gc to máu:

Các tế bào gốc tạo máu dài hạn (long-term hematopoietic stem cells): đây là các tế bào gốc tạo máu ít biệt hóa hơn, nói cách

khác là “non” hơn, có khả năng tự tái tạo và tính đa năng cao. Trên thực nghiệm các tế bào này có thể khôi phục hoàn toàn chức năng tạo máu của chuột bị chiếu xạ liều chí tử sau vài

tháng. Một ví dụ về tế bào gốc tạo máu dài hạn là các tế bào gốc tạo máu mang CD34+, tế bào này có thể biệt hóa thành tất cả các tạo máu mang CD34+, tế bào này có thể biệt hóa thành tất cả các chủng loại tế bào máu khác nhau. Trong điều kiện bình thường, các tế bào gốc tạo máu dài hạn có khả năng tự tái tạo trong suốt đời sống cá thể. Hiện nay thuật ngữ “tế bào gốc tạo máu” thường được dùng để đề cập tới loại tế bào gốc tạo máu dài hạn này.

Các tế bào định hướng/tiền thân ngắn hạn (short-term

progenitor or precursor cell): đây là các tế bào tạo máu đã khá trưởng thành, là tiền thân của các tế bào đã biệt hóa đầy đủ của cùng một loại dòng tế bào máu, ví dụ tế bào định hướng dòng hồng cầu, tế bào định hướng dòng lympho, mẫu tiểu cầu….

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7. Tế bào gc to máu:

5.7.1. Các ngun ly tế bào gc to máu:

- Tủy xương: là nguồn truyền thống để lấy tế bào gốc tạo máu.

Người hiến tế bào gốc được gây mê, chọc và hút tủy xương ở vùng xương chậu. Mật độ tế bào gốc trong tủy xương không nhiều, trung bình trong 100,000 tế bào tủy xương có một tế bào gốc tạo máu, các tế bào khác là tế bào thân, tế bào gốc thân, tế bào định hướng dòng máu và các tế bào hồng cầu, bạch cầu bào định hướng dòng máu và các tế bào hồng cầu, bạch cầu trưởng thành.

- Máu ngoại vi: với mục đích ghép tế bào gốc tạo máu trên lâm

sàng, vì lý do an toàn và sự thuận lợi của kỹ thuật, lấy tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi thường được thực hiện nhiều hơn lấy từ tủy xương. Bình thường trong máu ngoại vi chỉ có một lượng ít tế bào gốc tạo máu và tế bào máu tiền thân.

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7. Tế bào gc to máu:

5.7.1. Các ngun ly tế bào gc to máu:

-Máu ngoại vi: (tiếp)

Để huy động các tế bào này từ tủy xương vào máu, cần tiêm cho người hiến tế bào gốc các cytokine như yếu tố kích thích quần thể tế bào hạt (G-CSF) vài ngày trước khi thu tế bào gốc. Thu tế bào gốc tạo máu được thực hiện bằng cách đưa một ống vào trong ven người cho và cho dòng máu đi qua một hệ thống lọc, hệ ven người cho và cho dòng máu đi qua một hệ thống lọc, hệ

thống này cho phép lấy ra các tế bào CD34+ và đưa trở lại cơ thể các tế bào máu khác. Khoảng 5-20% lượng tế bào CD34+ thu được là tế bào gốc tạo máu thực sự, số còn lại là các tế bào máu tiền thân, các bạch cầu ở những giai đoạn trưởng thành khác nhau.

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7. Tế bào gc to máu:

5.7.1. Các ngun ly tế bào gc to máu:

- Cuống rốn: Từ cuối những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã

phát hiện ra máu cuống rốn và máu nhau thai là những nguồn

giầu tế bào gốc tạo máu. Đến nay ghép máu cuống rốn đã có ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh máu ác tính.

- Các tế bào gốc phôi hoặc tế bào mầm phôi: Trong tương lai,

khi ứng dụng của các tế bào gốc phôi trở nên rộng rãi, đây cũng khi ứng dụng của các tế bào gốc phôi trở nên rộng rãi, đây cũng sẽ là nguồn quan trong để lấy tế bào gốc tạo máu.

- H thng to huyết thai nhi (gan, lách thai): Là một nguồn tế

bào gốc tạo máu quan trọng cho nghiên cứu nhưng không phải cho sử dụng lâm sàng.

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7. Tế bào gc to máu:

5.7.2. Cácng dng lâm sàng ca tế bào gc to máu:

- Điều trị bệnh lơ-xê-mi và u lympho: Các tế bào gốc tạo máu (bị ung thư) của bệnh nhân được phá hủy bởi tia xạ và hóa chất và được thay thế bằng ghép tủy xương hoặc bằng ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ máu ngoại vi của một người cho phù hợp. Người cho phù hợp thường là anh, chị, em của bệnh nhân, những người này được thừa hưởng kháng nguyên hòa hợp tổ chức tương tự này được thừa hưởng kháng nguyên hòa hợp tổ chức tương tự bệnh nhân, do đó có thể giảm thiểu phản ứng thải mô ghép hoặc phản ứng ghép chống chủ.

- Điều trị các rối loạn máu bẩm sinh bao gồm thiếu máu bất sản, beta-thalassemia, hội chứng Blackfan-Diamon, thiếu máu hồng cầu liềm…

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7. Tế bào gc to máu:

5.7.2. Cácng dng lâm sàng ca tế bào gc to máu:

- Dùng tế bào gốc tạo máu trợ giúp cho các trường hợp hóa trị liệu và xạ trị liệu trong điều trị ung thư. Biện pháp này còn được gọi là ghép tế bào gốc tự thân. Với mục đích này tế bào gốc được huy động từ tủy xương vào máu rồi được thu giữ, bảo quản trong khi bệnh nhân được điều trị hóa chất hoặc tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Sau khi bị tác động của hóa chất/tia xạ, bệnh nhân tế bào ung thư. Sau khi bị tác động của hóa chất/tia xạ, bệnh nhân được nhận lại tế bào gốc tạo máu của chính mình. Vấn đề của

ghép tế bào gốc tự thân là đôi khi các tế bào ung thư vô tình được thu gom và truyền trở lại cho bệnh nhân cùng với tế bào gốc.

Hiện nay có một số kỹ thuật mới phát minh cho phép tránh được điều này bằng cách tách tinh khiết và chỉ bảo quản các tế bào có CD34+, Thy-1+.

CHƯƠNG 5: TẾ BÀO GỐC

5.7. Tế bào gc to máu:

5.7.2. Cácng dng lâm sàng ca tế bào gc to máu:

- Điều trị các bệnh lý ở cơ quan khác (nhồi máu cơ tim,

Parkinson …): Các nghiên cứu mới đây trên mô hình động vật và

một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy có thể dùng tế bào gốc tạo máu tiêm trực tiếp vào vùng tổn thương tim để tái tạo lại mô cơ tim và mạch máu tổn thương trong nhồi máu cơ tim cũng như có thể tiêm tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh Parkinson. Các

thể tiêm tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh Parkinson. Các

nghiên cứu theo hướng này dựa vào khả năng “mềm dẻo” của tế bào gốc tạo máu và gợi mở một tiềm năng ứng dụng mới của tế bào gốc tạo máu.

Một phần của tài liệu Chương 5 Tế bào gốc TS. Đặng Đức Long (Trang 32 - 39)