Những tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý của việt nam (Trang 50 - 52)

I. Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát chất lượng đối vớ

2. Những tồn tại cần khắc phục

Hệ thống văn bản pháp luật còn cồng kềnh, chồng chéo:

Các nguồn luật điều chỉnh sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, gây khó khăn trong việc áp dụng: Quốc hội ban hành Luật, Nghị quyết; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh; Chính phủ ban hành Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Thơng tư, Chỉ thị. Trong khi đó, việc áp dụng luật phụ thuộc rất nhiều sự giải thích pháp luật từ phía Chính phủ và việc giải thích nhiều qui định của Chính phủ lại phụ thuộc vào sự giải thích, hướng dẫn của các Bộ và chính quyền địa phương. Những hạn chế này làm cho việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ trong đó có chỉ dẫn địa lý trở nên cồng kềnh và thiếu hiệu quả. Có thể nói đây là tình trạng chung của nhiều ngành luật của Việt Nam chứ khơng chỉ riêng đối với pháp luật sở hữu trí tuệ.

Những quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành về chỉ dẫn địa lý

nói chung và vấn đề kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý nói riêng cịn nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể:

 Những quy định của pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn địa lý chưa bao quát được hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn:

Ví như pháp luật Việt Nam chấp nhận chỉ dẫn địa lý có thể là từ ngữ (tên gọi) hay hình ảnh, biểu tượng. Nhưng trường hợp chỉ dẫn địa lý là hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh Chùa Một cột…) thường rất dễ gây nhầm lẫn hay khó xác định địa danh nơi sản xuất ra sản phẩm, bởi không phải người tiêu dùng nào, đặc biệt là người nước ngồi cũng đều đã đến thăm hay biết đến hình ảnh địa danh đó. Vậy có nên có một quy định yêu cầu chú thích thêm tên địa danh nơi sản xuất ra sản phẩm đối với các trường hợp này không?

Không những thế, những văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay về chỉ dẫn địa lý cũng chưa xem xét, hướng dẫn cho các trường hợp chỉ dẫn địa lý là tên một

địa danh (có thể đã/ chưa được Nhà nước công nhận và bảo hộ) nhưng nay địa danh đó đã biến mất trên bản đồ (do quá trình sát nhập, đổi tên…) nhằm đảm bảo những

51

Hay một số vấn đề xung đột giữa CDĐL và Nhãn hiệu hàng hoá vẫn chưa

được hướng dẫn cụ thể: Ví dụ như trường hợp tên địa danh là từ có nghĩa, từ thơng dụng trong ngôn ngữ đời sống của người tiêu dùng như “Hồ Bình” hay tên địa danh không liên quan đến chất lượng đặc thù của hàng hố khơng thể bảo hộ dưới hình thức CDĐL thì hình thức bảo hộ nào là thích hợp để hạn chế những xung đột có thể phát sinh sau này. Hay đối với tên địa danh mà rất ít người biết đến, quy mơ sản xuất cịn nhỏ thì hình thức bảo hộ nào là thích hợp cũng chưa được hướng dẫn chỉ đạo hay quy định trong các văn bản pháp luật.

 Mặt khác, vấn đề kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý chưa được quy định trong các văn bản có tính nguồn luật:

Trong khi chỉ dẫn địa lý là tài sản của quốc gia, việc quản lý và kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý cũng vì thế mà phải do Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn để địa phương thực hiện, thì Luật Sở hữu trí tuệ, các Nghị định, Thơng tư được ban hành hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về vấn đề kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý. Vấn đề này chỉ nằm trong các văn bản do địa phương tự soạn thảo, ban hành. Mặc dù cơ cấu tổ chức các đơn vị thực hiện việc kiểm sốt hay các quy trình kiểm sốt cụ thể là khác nhau ở từng mặt hàng, từng địa phương có chỉ dẫn địa lý, nhưng những vấn đề cơ bản như khái niệm, nội dung, các đơn vị có thẩm quyền kiểm sốt chất lượng…thì cần phải được Nhà nước đưa vào trong một văn bản có tính nguồn luật để làm nền tảng, định hướng chung cho tất cả các địa phương có chỉ dẫn địa lý thực hiện.

Cơ chế quản lý Nhà nước đối với quy trình kiểm sốt chất lượng tại các

địa phương chưa chặt chẽ:

Do tính chất đặc thù của chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu thuộc về Nhà nước nhưng quá trình sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý lại chỉ diễn ra trong phạm vi vùng địa lý tương ứng, nên việc quản lý các chỉ dẫn địa lý thường được trao cho cơ quan địa phương có thẩm quyền. Điều này là hợp lý bởi Nhà nước không thể trực tiếp quản lý tất cả các chỉ dẫn địa lý ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Quy trình kiểm sốt chất lượng đối với chỉ dẫn địa lý cũng vì thế mà do Trung ương chỉ đạo-địa

52

phương thực hiện. Tuy nhiên, việc chưa có một cơ quan chun mơn giám sát việc thực hiện tại địa phương có thể làm giảm hiệu quả kiểm sốt chất lượng. Quy trình kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý có thể chỉ mang tính hình thức bởi các đơn vị thực hiện việc kiểm soát tại địa phương (cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý, cơ quan kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý hay tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh) thường đứng về phía các nhà sản xuất hơn là người tiêu dùng. Các đơn vị này cũng có thể sẽ thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ quy trình kiểm sốt vì chính lợi ích lâu dài của mình, nhưng thực tế này cho thấy hệ thống pháp luật và

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý của việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)