Bảng 2.4. Ý kiến của CBQL, GV về lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo hướng tích hợp (Trang 62 - 71)

2 Hướng dẫn cho trẻ cách tự chơi an toàn, giúp trẻ biết cách đi qua đường, biết cách xử lý khi bị lạc, bị bắt cóc trong các hoạt động 124 11 0 2,92 106 29 0 2,79 3 Giúp trẻ tự thực hiện được những kỹ năng TBV trong nhà trường và trong cuộc sống hằng ngày 126 9 0 2,93 97 38 0 2,72

4

Giúp trẻ hiểu được giá trị của bản thân và vai trò của việc tự bảo vệ bản thân trước mọi sự nguy hại 128 7 0 2,95 84 51 0 2,62 5 Giúp trẻ có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong tự bảo vệ theo hướng tích hợp 132 3 0 2,98 129 6 0 2,96 6 Hoàn thành mục tiêu giáo dục mầm non cho trẻ 132 3 0 2,98 129 6 0 2,96

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy các mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp đã được các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nhận thức và thực hiện tương đối hiệu quả. Với trên 90% nhận thức quan trọng về các mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, đây là nền tảng cần thiết và quan trọng để giúp cho các hoạt động thực hiện được hiệu quả.

Dễ dàng nhận thấy việc giúp trẻ nhận biết được những dấu hiệu nguy hiểm khi chơi, khi tham gia giao thông, những nguy cơ bị lạc, nguy cơ bị bắt cóc thơng qua các hoạt động giáo dục tích hợp (điểm TB đánh giá quan trọng là 2,94/3; điểm TB đánh giá thực hiện là 2,76/3); hay là Hướng dẫn cho trẻ cách tự chơi an toàn, giúp trẻ biết cách đi qua đường, biết cách xử lý khi bị lạc, bị bắt cóc trong các hoạt động; Giúp trẻ tự thực hiện được những kỹ năng TBV trong nhà trường và trong cuộc sống hằng ngày; Giúp trẻ hiểu được giá trị của bản thân và vai trò của việc tự bảo vệ bản thân trước mọi sự nguy hại cũng được CBGV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng với điểm TB lần lượt là 2,92/3; 2,93/3; 2,95/3.Về thực hiện các mục tiêu đó cũng ln có sự nỗ lực của nhà trường và nhận được các đánh giá thực hiện với điểm TB lần lượt: 2,79/3; 2,72/3; 2,62/3.

Và được đánh giá cao nhất về tầm quan trọng với điểm TB là 2,98 và mức độ thực hiện là 2,96 đó là mục tiêu giúp trẻ có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong tự bảo vệ bản thân. Tất cả đều hướng đến việc hoàn thành mục tiêu giáo dục mầm non cho trẻ trong nhà trường với điểm TB lần lượt về quan trọng và mức độ thực hiện là 2,98/3 và 2,96/3.

Sau khi tiến hành nghiên cứu các tài liệu quản lý thông qua các báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường về việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ theo hướng tích hợp nói riêng tác giả nhận thấy:

- Các trường đã tiến hành xác định các mục tiêu giáo dục kỹ năng sống nói chung cho trẻ trong nhà trường theo từng năm học (trong đó có đề cập đến giáo dục kỹ năng tự bảo vệ theo hướng tích hợp). Các mục tiêu được xác định rõ ràng với những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể để thực hiện. Việc tích hợp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 -6 tuổi đã được các nhà trường chú trọng và xác định được các kỹ năng phù hợp với các chủ đề, các hoạt động.

tình từ các giáo viên trong nhà trường, phụ huynh HS và cộng đồng trong triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục kỹ năng sống. Đặc biệt thông qua tổ chức các ngày hội, ngày lễ, các hoạt hoạt động trải nghiệm nhà trường đã tích hợp, lồng ghép giáo dục các kỹ năng sống cũng như các kỹ năng tự bảo vệ và nhận được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn từ phụ huynh trẻ, cộng đồng nâng cao hiệu quả của các mục tiêu đã đặt ra.

- Các mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp được các giáo viên nhận thức tốt và đã xác định rõ trong kế hoạch giáo dục trẻ của bản thân. Theo hướng tích hợp giáo viên đã quan tâm đến tiềm năng phát triển của trẻ hơn là tạo ra cơ hội tương ứng với mức độ phát triển hiện tại của chúng.

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng tích hợp

Đối với trẻ mẫu giáo và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân với nhiều hoạt động, nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp trẻ có những kiến thức về bảo vệ chính bản thân mình. Trẻ an tồn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Các trường mầm non huyện Thanh Sơn trong thời gian qua đã có sự quan tâm thỏa đáng và chú trọng đến việc xác định các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, được tích hợp lồng ghép vào các chủ đề, các hoạt động giáo dục một cách phù hợp. Mỗi một kỹ năng được tích hợp trong mỗi chủ đề, mỗi hoạt động đều tạo cho trẻ sự thích thú, tị mị và đặc biệt là trẻ được tiếp nhận kiến thức và vận dụng kiến thức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, phong phú.

Các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được các nhà trường xây dựng kế hoạch tích hợp trong các chủ để, các hoạt động cụ thể như:

Kỹ năng an tồn khi tự chơi: Tích hợp trong các chủ đề: Trường mầm non của bé, gia đình bé, thế giới động vật, nước và các hiện tượng tự nhiên...

Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể: Tích hợp trong chủ để Bản thân

Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng: Được tích hợp trong chủ đề Bé với giao thông

Kỹ năng ứng xử khi bị lạc: Được tích hợp trong chủ đề Quê hương, đất nước

Kỹ năng xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ: Được tích hợp trong chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên

Kỹ năng phịng tránh bị bắt cóc: Được tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động trải nghiệm, thăm quan dã ngoại

Bảng 2. 2. Ý kiến của CBQL, GV về nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng tích hợp tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng tích hợp

TT Nội dung Tầm quan trọng (SL) Điểm TB Mức độ thực hiện (SL) Điểm TB Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Kỹ năng an toàn khi tự chơi 116 19 0 2,86 77 58 0 2,57 2 Kỹ năng tránh bị

xâm hại cơ thể 118 17 0 2,87 81 54 0 2,60 3 Kỹ năng ứng

xử khi bị lạc 96 39 0 2,71 62 73 0 2,46 4

Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng

84 51 0 2,62 53 82 0 2,39 5 Kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc 112 23 0 2,83 89 46 0 2,66 6 Kỹ năng xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ 85 50 0 2,63 73 62 0 2,54

Có thể thấy 6 nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ đã được CBGV đồng tình và đánh giá cao về tầm quan trọng cũng như mức độ thực hiện các nội dung đó trong nhà trường.

Có 3 nội dung được đánh giá cao về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện hiện nay trong các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đó là: Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; Kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc với điểm trung bình lần lượt về tầm quan trọng là 2,86/3; 2,87/3 và 2,83/3; điểm trung bình về mức độ thực hiện lần lượt là 2,57/3; 2,60/3 và 2,66/3. Đây là 3 nội dung phù hợp với nhu cầu giáo dục, cũng như cuộc sống của trẻ trên địa bàn huyện, nó giải quyết được sự cấp bách của vấn nạn bắt cóc, xâm hại tình dục trẻ em và đảm bảo cho trẻ biết cách vui chơi an toàn nhất. Từ những số liệu trên có thể thấy, các trường mầm non đã chỉ đạo các giáo viên chú trọng hơn vào giáo dục các kỹ năng này cho trẻ để trẻ tự tin và thoải mái khi vui chơi; ngoài ra, giáo viên nhà trường cũng chủ động, tích cực tìm hiểu và sử dụng nhiều trị chơi, nhiều phương pháp khác nhau, tích hợp hài hòa các hoạt động để trẻ tiếp thu được tốt các kỹ năng đó và làm chủ được bản thân.

Cịn 3 nội dung còn lại: Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông; Kỹ năng xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ cũng được đánh giá cao về sự quan trọng, cũng như việc thực hiện. Tuy nhiên, do đặc thù địa phương còn chưa thực sự phát triển về KT-XH, giao thông cịn chưa hồn thiện... nên các kỹ năng này chưa thật sự cấp bách trong giáo dục cho trẻ trong các trường hiện nay. Mặc dù vậy, mọi người vẫn đánh giá cao với điểm trung bình là 2,71/3; 2,62/3; 2,63/3 về tầm quan trọng của các nội dung đó. Theo đội ngũ CBQL, GV thì những kỹ năng này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống. Vì thế, mà các giáo viên vẫn thường xuyên thực hiện các hoạt động giáo dục, lồng ghép hay tổ chức nhiều trò chơi để các trẻ vừa học, vừa chơi và rèn luyện được các kỹ năng tự bảo vệ cần thiết đó.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trao đổi, trị chuyện với cô giáo Trương Thị Kim Anh - Trường mầm non Cự Thắng về việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong nhà trường theo hướng tích hợp, theo cơ: “Nhà trường đã rất quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; theo hướng tích hợp, đã quán triệt và chỉ đạo giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai một cách có hiệu quả các nội dung tự bảo vệ. Đội ngũ giáo viên luôn chú trọng việc tổ chức lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ vào thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó là việc xác định \

\\\và đánh giá năng lực, nhận thức và nhu cầu thực tế của trẻ về tự bảo vệ để có những lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ, năng lực của người giáo viên và điều kiện thực tế tại nhà trường và địa phương”.

2.3.3. Thực trạng phương pháp thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng tích hợp

Phương pháp có vai trị quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp, vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp một cách phù hợp và sử dụng có hiệu quả thì sẽ đảm bảo cho chất lượng hoạt động được nâng cao. Phương pháp thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ theo hướng tích hợp được đan cài, lồng ghép, tích hợp các hoạt động cùng nhau của cơ và trẻ dựa vào nhu cầu, hứng thú của trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tích hợp đã đặt ra.

Việc triển khai và vận dụng phương pháp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp phải linh hoạt, mềm dẻo theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trường, lớp, vùng miền, địa phương tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm trong các hoạt động một cách chủ động, sáng tạo giúp trẻ phát huy được sở trường và khả năng vốn có của chúng. Làm cho trẻ lĩnh hội được các kỹ năng tự bảo vệ một cách trọn vẹn, biết vận dụng nó trong cuộc sống hàng ngày, góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

2,55 2,6 2,65 2,7 2,75 2,8 2,85 2,9 2,95 3 PP dạy học dự án PP dạy học trải nghiệm

PP trị chơi PP giải quyết vấn đề

PP đóng vai, đóng kịch

Tầm quan trọng Mức độ thực hiện

Biểu đồ 2. 1. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng tích hợp

Thông qua biểu đồ, tác giả nhận thấy các giáo viên đã tích cực lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục để giúp trẻ hứng thú, tham gia hiệu quả vào các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ. Đội ngũ CBGV đều nhận thức rất tốt về vai trò, tầm quan trọng của các phương pháp và đánh giá cao sự cần thiết phải sử dụng nó vào giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp. Từ dạy học theo dự án, tổ chức các hoạt động trải nghiệm hay tổ chức trị chơi, đóng kịch và giải quyết vấn đề thì đều rất quan trọng. Tuy nhiên, với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi nên các phương pháp trị chơi, đóng vai, đóng kịch... sẽ kích thích và hấp dẫn được trẻ hơn so với việc nói chuyện, đàm thoại để giáo dục trẻ.

Về mức độ thực hiện, các giáo viên đã chú trọng vào thực hiện các phương pháp trò chơi với gần 100% là thường xuyên (điểm TB là 2,99/3) và phương pháp dạy học trải nghiệm (điểm TB là 2,83/3) thơng qua các trị chơi, các hoạt động trải nghiệm để tích hợp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ một cách sinh động, hấp dẫn trẻ; phương pháp đóng vai đóng kịch có điểm TB là 2,70... Dễ nhận thấy, đây là các phương pháp phổ biến, thường được các giáo viên sử dụng để giáo dục trẻ, nó dễ sử dụng và kích thích được hứng thú ở trẻ, giúp trẻ chơi và rút ra bài học sau trị chơi đó. Mặt khác, các phương pháp trực quan, minh họa với điểm TB là 2,76, cũng được thực hiện nhiều với các đoạn video, phim ngắn, tranh, ảnh... liên quan đến vấn đề giáo dục tự bảo vệ giúp

kẽ và có vai trị dẫn dắt cho hoạt động giáo dục như phương pháp kể chuyện, đàm thoại...

Thơng qua q trình quan sát hoạt động tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của giáo viên ở một số trường: Trường mầm non Thắng Sơn, Trường Mầm non Cự Đồng, Trường mầm non Cự Thắng... tác giả nhận thấy các giáo viên đã rất cố gắng, nỗ lực để đa dạng hóa các phương pháp, vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả các phương pháp giáo dục một cách phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Các phương pháp được sử dụng đều hướng tới sự phát triển của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động, ln kích thích trẻ vận động và trải nghiệm để rút ra những bài học cho bản thân.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục của giáo viên mà theo cô giáo Đinh Thị Trang Thu - Trường mầm non Hương Cần cho rằng: “Một số GV chưa nắm rõ bản chất, cũng như cách thức triển khai phương pháp cho hiệu quả, sử dụng các phương pháp nhiều lúc còn lạm dụng, sự kết hợp các phương pháp với nhau để giáo dục còn thiếu sự liên kết, thiếu hiệu quả, một số phương pháp được sử dụng chưa phù hợp với đặc điểm trẻ, chưa phù hợp với mục tiêu, nội dung bài dạy... dẫn đến hiệu quả chưa cao”.

2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ theo hướng tích hợp (Trang 62 - 71)