HIỆU QUẢ SAU 24 THÁNG TRỊ LIỆU MIỄN DỊCH ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI.

Một phần của tài liệu thực trạng viêm mũi dị ứng của học sinh trung học cơ sở thành phố thái bình, hải phòng và hiệu quả điều trị đặc hiệu đường dưới lưỡi bằng dị nguyên dermatophagoides pteronyssinus (tóm tắt) (Trang 25 - 26)

DƯỚI LƯỠI.

2.1. Hiệu quả lâm sàng.

- Các triệu chứng cơ năng giảm nhiều cả về mức độ và số trường hợp so với trước điều trị.

- Tình trạng niêm mạc mũi trở về bình thường cao: 53,2%. - Tình trạng cuốn mũi dưới ít thay đổi sau điều trị.

- Hiệu quả lâm sàng tốt và khá sau điều trị chiếm tỷ lệ cao: 72,34%.

- Mức độ sử dụng thuốc điều trị không đặc hiệu giảm nhiều: 63,83%.

2.2. Hiệu quả về cận lâm sàng.

- Test lẩy da cho kết quả âm tính cao: 25,53%; không còn mức độ (++++).

- Tỷ lệ âm tính của test kích thích mũi tăng lên đáng kể: 19,14% âm tính, không còn mức độ (+++).

- Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu và phân huỷ mastocyte giảm nhiều cả về số trường hợp dương tính và mức độ dương tính.

- Các chỉ số nồng độ IgE và IgG trong huyết thanh cũng biến đổi sau quá trình điều trị: Nồng độ IgE trong huyết thanh giảm, nồng độ IgG trong huyết thanh tăng lên.

2.3. Hiệu quả chung sau điều trị:

- Sau 24 tháng trị liệu miễn dịch đường dưới lưỡi bằng dị nguyên Dermatophagoides pteronyssinus tỷ lệ điều trị thành công ở mức cao: 76,58%, trong đó:

Tốt: 46,8%. Khá: 29,78%.

3. SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.

- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cải thiện ở tất cả các khía cạnh đánh giá như: các hoạt động, triệu chứng mũi, triệu chứng mắt, triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, kém tập trung các vấn đề thực hành, các triệu chứng ngoài mũi/mắt...điểm chất lượng cuộc sống trung bình giảm 45% (p<0,01).

- Điểm trung bình chung: Trước điều trị: 4,4 ± 1,4; Sau điều trị: 2,4 ± 2,0 (p < 0,01)

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi kiến nghị:

1. Nên áp dụng liệu pháp miễn dịch rộng rãi hơn trong điều trị viêm mũi dị ứng.

2. Các trường hợp ngạt mũi nặng và cuốn dưới quá phát nặng không co hồi khi đặt thuốc co mạch cần được theo dõi trước khi TLMD nhằm đảm bảo chức năng thông khí của mũi và tránh các biến chứng.

3. Tiếp tục các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trong viêm mũi dị ứng để có đánh giá toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng viêm mũi dị ứng của học sinh trung học cơ sở thành phố thái bình, hải phòng và hiệu quả điều trị đặc hiệu đường dưới lưỡi bằng dị nguyên dermatophagoides pteronyssinus (tóm tắt) (Trang 25 - 26)