Các bước tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn gan (Trang 40 - 45)

2.2.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân:

Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng.

* Lâm sàng: Hỏi và khám bệnh toàn diện nhằm xác định: tiền sử, thời gian bị bệnh, triệu chứng cơ năng- thực thể của bệnh nhân, tình trạng toàn thân, bệnh kết hợp.

* Cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu:

+ Công thức máu toàn bộ

+ Chức năng đông máu: máu đông, máu chảy, tỷ lệ Prothrombin + Sinh hoá toàn bộ

+ Xét nghiêm CEA

- Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: + Siêu âm gan mật

+ Chụp CT scan ổ bụng, lồng ngực, MRI sọ não

+ Điện tim, chụp XQuang tim phổi thẳng, nội soi đại trực tràng. - Xạ hình xương

* Bệnh nhân được giải thích về phương pháp điều trị, viết giấy cam đoan

2.2.3.2. Tiến hành kỹ thuật:

- Điều trị RFA

• Sử dụng hệ thống máy Radionics: Đây là thế hệ máy đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Kim điện cực có hệ thống làm nguội đầu điện cực hoạt động bằng dòng nước lạnh trong kim. Dòng điện đi ra có năng lượng tối đa 200W. Ưu điểm của hệ thống máy này là có thể sử dụng điện cực đơn, đồng thời 2 điện cực (Bipolar) hoặc 3 điện cực (cluster).

• Bệnh nhân được giải thích về phương pháp điều trị trước.

• Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi trước RFA

• Chuẩn bị máy RFA và hệ thống bơm tiêm điện nạp 50ml dung dịch

nước muối sinh lý 0,9%, 10%.

• Dán tấm điện cực phân tán trên da bệnh nhân, nối với máy RFA bằng sợi dây dẫn.

• Kiểm tra lại siêu âm ổ bụng tổng quát, xác định vị trí khối u gan và mối liên quan của nó, đánh dấu vị trí chọc kim trên da.

• Sát trùng da vùng chọc kim.

• Vô cảm được thực hiện bằng gây tê tại chỗ kết hợp tiêm thuốc giảm đau trung ương như: Diprivan®, Fentanyl®, Dolargan, Seduxen. Cách phối hợp này cho phép gây tê và giảm đau mạnh, kéo dài 20-30 phút trong quá trình tiến hành kỹ thuật.

• Chọc kim điện cực vào trong khối u gan dưới sự hướng dẫn của siêu âm bởi có nhiều lợi ích: Dễ tiến hành, khả năng theo dõi đường đi của kim điện cực qua chất đánh dấu rất tốt, giám sát liên tục trong thời gian thực, ít xâm phạm nhất, ít biến chứng, giá rẻ và thời gian nhập viện chỉ 48 giờ. Chỉ định CT dẫn đường trong những trường hợp khó.

• Theo dõi tiến trình RFA trên siêu âm: Xuất hiện hình ảnh tăng âm tức thì từ vị trí đầu điện cực, lớn dần với dáng vẻ rất thay đổi theo từng khối u cụ thể. Hình ảnh này thể hiện vi bọt khí hình thành trong tổ chức khi RFA mà không tương ứng với tổ chức hoại tử đông. Hình ảnh tăng âm chỉ tồn tại nhất thời từ 15 phút đến 1 giờ, có giá trị tương đối trong đánh dấu vùng khối u đã xử trí nhưng có thể gây cản trở kỹ thuật đặt lại kim điện cực.

• Thực hiện đốt cầm máu trong thì rút kim.

• Ngay sau RFA, vùng hoại tử có thể đánh giá bằng siêu âm Doppler

hoặc ước tính trên phim chụp CT. Trên phim CT không tiêm thuốc cản quang, vùng hoại tử có dáng vẻ tăng tỷ trọng với viền giảm tỷ trọng xung quanh.

Điều tri hóa chất phác đồ FOLFIRI sau RFA

Irinotecan 180 mg/ m2/ ngày truyền tĩnh mạch ngày 1, 15.

Acid Folinic 200 mg/ m2/ ngày truyền tĩnh mạch ngày 1, 2, 15, 16. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5FU 400 mg/ m2 truyền tĩnh mạch nhanh ngày 1; 15,

5FU 1200 mg/ m2 truyền tĩnh mạch ngày 1, 2; 15, 16.

2.2.3.3. Theo dõi bệnh nhân trong và sau điều trị:

* Theo dõi hội chứng sau RFA: Đau vùng gan, sốt, buồn nôn và nôn, tăng bạch cầu và tăng men gan trong tuần đầu sau điều trị.

* Theo dõi các biến chứng: viêm túi mật, suy thận, nhiễm khuẩn, áp xe gan... * Theo dõi tình trạng toàn thân, chức năng tạo máu, gan, thân trước mỗi chu kỳ hóa chất.

* Theo dõi định kỳ: thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng 24 tháng 30 tháng sau can thiệp: khám lâm sàng, CEA, công thức máu, sinh hoá toàn bộ, Prothrombin, siêu âm gan và chụp CT Scaner ổ bụng, ngực đánh giá sự thay đổi kích thước và tính chất u gan; đánh giá tái phát trong gan và di căn ngoài gan. Các trường hợp phát hiện tổn thương còn sót hoặc tái phát tại gan được tiến hành RFA lại hoặc lựa chọn các phương pháp điều trị khác phù hợp tuỳ theo tình trạng u gan, tình trạng toàn thân cũng như tổn thương tại chỗ.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

BN UTĐTT đã PT triệt căn I điều trị bổ trợ sau phẫu thuật

BN UTĐTT di căn gan Đã phẫu thuật căn u nguyên

phát không cắt được gan

UTĐTT di căn gan Không có di căn ngoài gan Số lượng di căn ≤ 5 ở kích thước

lớn nhất ≤ 5cm

UTĐTT di căn gan Không có di căn ngoài gan Số lượng di căn ≤ 5 ở kích thước

lớn nhất ≤ 5cm

UTĐTT di căn gan Không có di căn ngoài gan Số lượng di căn ≤ 5 ở kích thước

lớn nhất ≤ 5cm

UTĐTT di căn gan Không có di căn ngoài gan Số lượng di căn ≤ 5 ở kích thước

lớn nhất ≤ 5cm

Đặc điểm LS Đặc điểm CLS

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn gan (Trang 40 - 45)