1.2.2 .Phương phápdạyhọc theo dựán
1.2.3. Phươngpháp Xemina-thảo luận trongdạyhọc
1.2.3.1. Khái niệm
Xemina là buổi sinh hoạt để thảo luận vấn đề chun mơn học thuật, là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó người học thảo luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được, dưới sự hướng dẫn của một thầy cơ rất am hiểu về lĩnh vực đó.
Trong xemina, người học “vừa phải tự học, trình bày những thu hoạch của mìnhqua tự học, lại vừa phải tranh luận với các bạn để bảo vệ cái đúng, bác bỏ cái sai”
1.2.3.2. Hình thức tổ chức
Hình thức thảo luận có thể dùng cho lớp đơng người học; tuy nhiên ở đây có một hạn chế là số người được phát biểu ý kiến của mình khơng nhiều, khơngphát huy được tính tích cực của 100% người tham dự. Người ta hay dùng hình thức Xemina - thảo luận bằng cách chia lớp ra thành nhóm nhỏ khoảng 6 - 8 người và cho các nhóm thảo luận có 50% - 60% thời lượng Xemina; thời gian còn lại yêu cầu đại diện các nhóm trình bày quan điểm, ý kiến chung của nhóm mình. Các nghiên cứu về hình thức dạy học này đã đưa ra kết luận: để hình thức dạy học này có hiệu quả cần thỏa nãn các điều kiện sau đây:
+ Học sinh được cung cấp trước những dữ liệu cần thiết cho việc thảo luận và nếu có thể thì cho phép tự tìm hiểu vấn đề thảo luận thông qua các học liệu từ trước. + Cung cấp đầy đủ điều kiện phương tiện cần thiết cho việc thảo luận và trình bày
các ý kiến của nhóm như giấy khổ to, bảng ghim…
+ Giáo viên phải quan tâm đúng mức đối với bước hướng dẫn, giám sát các hoạt động của các nhóm và các thành viên của các nhóm. Phải có chuẩn bị kỹ để giáo viên có thể làm tốt vai trị trọng tài, cố vấn trong q trình thảo luận và có khả năng chốt vấn đề. Mặc dù có thể giáo viên biết rất rõ chủ đề, giáo viên cũng không nên áp đặt ý kiến và kiến thức cho nhóm ngay từ đầu. Giáo viên chỉ nên khuyến khích cuộc thảo luận, hướng dẫn cuộc thảo luận giúp tìm ra các yếu tố và tổng kết các ý tưởng cũng như giải pháp, đôi khi phải lái cho các ý kiến đu đúng hướng (không nên giao nhiệm vụ cho nhóm rồi "mặc kệ" nhóm tự làm việc).
+ Học sinh phải được chuẩn bị tâm thế và tích cực, chủ động trong học tập.
Đối với giáo viên khi nêu ra câu hỏi cho sinh viên thảo luận cần hướng vào một số mục đích chủ yếu như:
+ Giúp cho người thảo luận nhìn rõ vấn đề hoặc sự kiện;
+ Gợi ý các nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp có thể đi đến đích của việc giải quyết vấn đề.
1.2.3.3. Ý nghĩa của phương pháp xemina-thảo luận trong dạy học
Phương pháp Xemina - thảo luận là một phương pháp hữu hiệu để trao đổi những kinh nghiệm, hiểu biết về các vấn đề học tập, để cọ xát các thông tin mà người học đã có để kiến thức dạy học biến thành sở hữu của người học. Việc cọ sát các kiến thức trong quá trình Xemina - thảo luận sẽ đánh thức tiềm năng của người học trong lĩnh hội. Xemina - thảo luận cịn có tác dụng giúp cho người học trao đổi kinh nghiệm với nhau, học tập lẫn nhau, bổ sung kiến thức cho nhau, tạo nên kỹ năng làm việc theo nhóm và giao tiếp trong cơng việc. Thời lượng cho Xemina - thảo luận phụ thuộc vào mục tiêu học tập, nội dung dạy học và hiển nhiên là cả đặc điểm của người học. Thông thường nội dung Xemina - thảo luận là các nội dung "có vấn đề" trong nhận thức, ví dụ như: Cái mới của nội dung so với nhận thức thông thường; khả năng vận dụng của nội dung vào các tình huống cụ thể để hình thành các kỹ năng, thái độ cho việc áp dụng kiến thức trong thực tiễn…