Tháp khử sắt Lọc cát 1 Lọc cát 2 Bơm định lượng clorine Bể lắng 1
những đòi hỏi đầy đủ các tiêu chuẩn nước uống mà còn đòi hỏi các tiêu chuẩn riêng đáp ứng với công nghệ sản xuất bia.
Nhà máy sử dụng hai nguồn nước chính là nước thủy cục và nước giếng khoan. Nước thủy cục được bơm vào bể lắng 1 có thể tích 200m3 để tách các tạp chất nặng xuống đáy. Nước giếng khoan từ 5 giếng được bơm với công suất 40m3/h qua tháp khử sắt để tách sắt trong nước ra. Tại tháp khử sắt dịch clorine được bơm hòa trộn vào trong nước đã khử sắt theo đường ống để sát trùng. Lượng clorine hòa trộn vào nước khoảng từ 3÷4mg/l, sau đó nước được đưa xuống bể lắng 1 chung với nước thủy cục. Tiếp tục nước từ bể chứa 1 được bơm qua bộ lọc cát, bộ lọc cát gồm 2 thùng lọc làm việc đồng thời nhằm mục đích loại bỏ tạp chất thô. Thùng lọc cát gồm nhiều lớp: Sạn to phía trên, sạn nhỏ ở giữa, cát ở dưới. Tốc độ lọc 40m3/h, áp lực cơ học 3÷4kg/cm3.
Nước sau khi qua lọc cát phải đạt các tiêu chuẩn sau: pH = 6,5 ÷ 7,5, hàm lượng clorine 0,5 ÷ 1mg/l, độ đục < 0,5 NTU.
Khi đạt các chỉ tiêu trên, nước được bơm qua bể chứa 2 có thể tích 100 m3. Sau đó nước được bơm qua bộ phận lọc than để khử mùi lạ và clorine, áp lực lọc 2 ÷ 3kg/cm2. Sau khi lọc than yêu cầu nước phải có hàm lượng clorine <0,1mg/l, pH = 6.5 ÷ 8. Cuối cùng nước được bơm qua hệ thống lọc tinh. Sau khi lọc tinh nước được loại bỏ hoàn toàn clorine và tạp chất nhỏ. Nước này sẽ được chứa trong bồn chứa nước công nghệ với thể tích 32m3 và được kiểm tra các chỉ tiêu khi đạt các yêu cầu công nghệ mới được dùng cho sản xuất. Một phần nước sau khi lọc than được chứa trong bồn chứa 10m3 để cấp cho các phân xưởng không đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng nước và phục vụ cho sinh hoạt của công nhân.
4.2. Hệ thống xử lý nước thải.
4.2.1. Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải.
4.2.2. Thuyết minh sơ đồ.
Nước thải từ các phân xưởng của nhà máy được tập trung về bể gom, trước bể gom có tấm chắn lớn để giữ lại các chất rắn lớn. Sau đó nước được đưa về bể tách dầu, dầu được tách ra dựa vào trọng lực, dầu nổi lên trên và nước được rút ở dưới. Nước được tiếp tục đưa vào bể điều hoà, tại đây bơm không khí vào để sục khí. Bể điều hoà nhằm để điều chỉnh pH để thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nâng cao hàm lượng oxi, tách dầu, pH tại bể diều hòa là 5,5÷9. Nước thải tiếp tục bơm qua bể lắng 1. Nước lắng trên mặt được đưa qua bể sinh học, còn bùn dưới đáy được bơm về bể bùn. Khi bể bùn đầy thì xe về chở đi.Tại bể sinh học chia làm 3 ngăn, trong bể sinh học sử dụng vi sinh vật hiếu khí để phân giải tinh bột, tạp chất bẩn, cần sục khí để vi sinh vật sống và phát triển. Trong trường hợp nhà máy ngừng hoạt động, không đủ thức ăn cho vi sinh vật thì cần bổ sung thêm urê để làm thức ăn. Từ ngăn 1 đến ngăn 3 mức độ sục khí tăng dần và độ đục giảm dần.
Bể điều hòa Bể chứa Bể loại rác Bể lắng 1 Bể sinh học Bể lắng 2 Bể bùn Nước thải đã xử lý
Nước thải từ nhà máy HCl đậm đặc
Nước từ bể lắng 1 đưa vào bể sinh học vào ngăn 1 trước rồi đưa qua ngăn 2 và ngăn 3. Nước bề mặt ngăn 3 của bể sinh học đưa vào bể lắng 2 để lắng bùn bẩn và xác vi sinh vật, còn bùn ở bể lắng 2 được bơm trở lại bể sinh học ở ngăn 1 để tiếp tục xử lí. Nước lắng trong được thải ra ngoài.
KẾT LUẬN
Qua gần hai tháng thực tập cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty và sự quan tâm của các thầy cô trong khoa đã giúp tôi hoàn thành tốt được đợt thực tập.
Qua đợt thực tập tôi đã nắm được quy trình công nghệ sản xuất bia, các biện pháp xử lý sự cố nếu xảy ra biết áp dụng những kiến thức đã được học vào trong thực tế sản xuất và cũng nhận thấy được những điểm khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.
Tuy nhiên, với thời gian không nhiều cũng như hạn chế về kiến thức, bài báo cáo về đợt thực tập của tôi còn nhiều hạn chế . Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Quá trình thực tập đã giúp em thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn cũng như học hỏi được phong cách làm việc của các anh chị trong công ty. Điều này sẽ là hành trang quý bấu giúp ích cho em sau này khi em đi làm.