Kịch bản mô phỏng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY ẢO HÓA (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 3 : CÀI ĐẶT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

3.2 Kịch bản mô phỏng

Trong thực tế, nhiều mạng ảo cùng tồn tại trên một nền vật lý để thực hiện

cácứng dụng khác nhau, nhưng mỗi ứng dụng lại có những yêu cầu đa dạng khác nhau về chất lượng dịch vụ. Do đó, đáp ứng các mức chất lượng dịch vụ khác nhau cho các dịch vụ cũng là vấn đề cần được giải quyết, và có thể giải quyết bằng ảo

hóa. Bằng việc sử dụng giao thức định tuyến EMRP cải tiến cho ảo hóa, thiết lập mạng và các thơng số định tuyến thích hợp, kịch bản giám sát động vật theo tuyến cáp quang và giám sát chất lượng sóng di động được mơ phỏng trong luận văn có thể được cung cấp các mức chất lượng dịch vụ khác nhau sẽ được trình bày sauđây.

Mạng cảm biến dùng trong mô phỏng bao gồm hai mạng ảo VSN1 và VSN2, gồm các nút mạng không đồng nhất khác nhau về vị trí địa lý. Cụ thể, mạng VSN1

có địa lý hiểm trở, khó khăn cho việc bảo trì cũng như thay thế các nút cảm biến hư

hỏng hoặc hết năng lượng. Trong khi đó VSN2 có địa lý tương đối dễ dàng cho việc

này. Đây là một ví dụ thực tế cho trường hợp địa hình miền núi, vùng sâu, vùng xa

như ở Cao Bằng việc các tuyến cáp quang thường xuyên bị sóc cắn, các động vật

làm đứt nhưng do địa hình hiểm trở việc xác định vị trí đứt rất khó khăn. Ngồi ra việc giám sát đảm bảo chất lượng sóng di động hiện nay là rất quan trọng. Ở đây,

VSN1 gồm các nút cảm biến rải dọc theo tuyến cáp quang có địa lý hiểm trở, khó

khăn để giám sát động vật. VSN2 gồm các nút cảm biến được rải trong một khu vực sử dụng dịch vụ di động. Hai mạng VSN1 và VSN2 có thể cócác vùng chồng nhau. Kịch bản này thuộc lớp ứng dụng thứ nhất, lớp ứng dụng bao ph ủ các khơng gian

địa lý.

Do tính chất của mạng, yêu cầu đặt ra trong trường hợp này là làm thế nào để VSN1 có thời gian sống lâu hơn cũng như chất lượng tốt hơn, để tiết kiệm chi phí cho việc bảo trì cũng như thay thế các nút trong VSN1 hư hỏng hoặc hết năng

trước khi mạng hết năng lượng, và chất lượng tốt hơn được tính bằng tỉ lệ gói tin bị

lỗi khi truyền về trạm gốc trên tổng số gói tin được truyền. Việc sử dụng giao thức EMRP cho ảo hóa để cài đặt kịch bản này sẽ giúp giải quyết yêu cầu đề ra đối với

mỗi mạng ảo. Cụ thể, thiết kế mạng, các thông số định tuyến và xây dựng hàm mục tiêu sẽ được trình bày sauđây.

Thiết kế kịch bản mô phỏng: trong trường hợp mô phỏng này, mỗi mạng ảo

gồm 100 nút cảm biến có vị trí được cố định trước và rải đều trên diện tích

500x500m2. Sau đây là thiết kế mạng và các thông số cho 2 kịch bản được cài đặt

để mô phỏng cho kịch bản ứng dụng ảo hóa trên.

3.2.1 Thiết kế kich bản mơ phỏng 1

Mạng được mơ phỏng gồm 2 ứng dụng.Ứng dụngthứ nhất có ID bằng 1 bao gồm tất cả các nút trong mạng. Ứng dụngthứ 2 có ID bằng 2 bao gồm các nút thuộc VSN2. Ứng dụngcó ID bằng 1 hỗ trợ cả 2 thông số định tuyến là số chặng và năng lượng của nút, trong khi ứng dụngcó ID bằng 2 chỉ hỗ trợ một thông số định tuyến là số chặng.

Hàm chọn nhóm trưởng của 2 ứng dụng lần lượt là F1CH và F2CH, nút được

chọn làm nhóm trưởng là nút có giá trị F1CH và F2CH lớn nhất. Hàm chọn nút chuyển tiếp của 2 ứng dụng là F1, F2, nút được chọn làm nút chuyển tiếp và nút dự trữ là nút có giá trị hàm F1 và F2 lớn nhất và lớn thứ 2.

Các nút thuộc VSN1 chỉ được cài một ứng dụng có ID bằng 1 nên sẽ chọn

đường theo hàm F1, còn các nút thuộc VSN2 cài đặt 2 ứng dụngnên sẽ chọn đường theo cả hàm F1 và F2, tức là VSN2 có khả năng truyền dữ liệu cho các sự kiện

thuộc cả VSN1 và VSN2.

3.2.2 Thiết kế kich bản mô phỏng 2

Mạng được mô phỏng gồm 2 ứng dụng. Mỗi nút cảm biến trong mạng đều

được cài đặt cả 2 ứng dụng này. Ứng dụng có ID bằng 1 hỗ trợ cả 2 thông số định tuyến là số chặng và năng lượng của nút, trong khi ứng dụng có ID bằng 2 chỉ hỗ

Tương tự, hàm chọn nhóm trưởng của 2 ứng dụng lần lượt là F1CH và F2CH,

nút được chọn làm nhóm trưởng là nút có giá trị F1CHvà F2CHlớn nhất. Hàm chọn nút chuyển tiếp của 2 ứng dụng là F1, F2, nút được chọn làm nút chuyển tiếp và nút dự trữ là nút có giá trị hàm F1 và F2 lớn nhất và lớn thứ 2.

Điểm khác biệt trong trường hợp này so với trường hợp thứ nhất là các nút thuộc VSN1 và VSN2 đều được cài đặt cả 2 ứng dụng nên sẽ chọn đường theo cả hàm F1 và F2, tức là VSN1 và VSN2 có khả năng truyền dữ liệu cho các sự kiện thuộc cả VSN1 và VSN2.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY ẢO HÓA (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)