NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG:

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (Trang 75)

3) Phương án 3: trạm có 1 máy biến áp

6.1NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG:

Hệ số công suất cosϕ là một trong các chỉ tiêu để đánh giá phân xưởng dùng điện có hợp lý và tiết kiệm hay không. Nâng cao hệ số công suất cosϕ là một chủ trương lâu dài gắn liền với mục đích phát huy hiệu quả cao nhất quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng điện năng.

Phần lớn các thiết bị tiêu dùng điện đều tiêu thụ công suất tác dụng P và công suất phản khág Q. Công suất tác dụng là công suất được biến thành cơ năng hoăc nhiệt năng trong các thiết bị dùng điện, cịn cơng suất phản kháng Q là cơng suất từ hố trong các máy điện xoay chiều, nó khơng sinh ra công.

Truyền tải một lượng công suất phản kháng qua dây dẫn và máy biến áp sẽ gây ra tổn thất điện áp, tổn thất điện năng lớn và làm giảm khả năng truyền tải trên các phần tử của mạng điện. Tổn thất điện áp, tổn thất điện năng càng tăng khi lượng công suất phản kháng truyền qua dây dẫn và máy biến áp tăng. Do đó để có lợi về kinh tế kỹ thuật trong lưới điện cần nâng cao hệ số công suất tự nhiên hoặc đưa nguồn bù công suất phản kháng tới gần nơi tiêu thụ để tăng hệ số công suất cosϕ làm giảm lượng công suất phản kháng nhận từ hệ thông điện.

Việc bù công suất phản kháng đưa lại hiệu quả là nâng cao được hệ số cosϕ, việc nâng cao hệ số cosϕ sẽ đưa đến các hiệu quả:

Giảm được tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong mạng điện. Giảm tổn thất điện áp trong mạng điện.

Nâng cao khả năng truyền tải năng lượng điện của mạng Tăng khả năng phát của các máy phát điện.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (Trang 75)