Dịch vụ điện thoại di động và truyền hình

Một phần của tài liệu PHÂN HỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN IMS (Trang 49 - 52)

Chương 3 Các yêu cầu và ứng dụng dịch vụ IMS

3.3.5.Dịch vụ điện thoại di động và truyền hình

* Dịch vụ điện thoại di động

Trong vài năm tới, các mạng điện thoại di động sẽ truyền dữ liệu với tốc độ cỡ vài Mbps (megabits per second) và sẽ cùng tồn tại với WiMax, Wi-Fi, và các chuẩn DVB-H hoặc MediaFLO cho TV. Công nghệ mạng IMS (IP Multimedia Subsystem) sẽ cho phép họ làm

việc với nhau.

Truy cập Internet “thơng suốt”: Ngồi các cơng nghệ GSM, CDMA, Wi-Fi, WiMax, công nghệ IMS sẽ cho phép chuyển “thơng suốt” bất kì loại gói tin nào (dữ liệu thoại, video, nhạc, HTML,…). Với IMS, có thể bắt đầu cuộc gọi bằng ĐTDĐ và kết thúc là VoIP, xem TV có phí trên ĐTDĐ hoặc màn hình lớn (nhờ cơng nghệ thẻ thơng minh),… Nhưng những lợi ích này chỉ có được khi cơng nghệ IMS được triển khai rộng rãi trong vài năm tới.

* Dịch vụ truyền hình

Một giải pháp truyền hình dựa trên IMS sẽ đem lại cho người dùng cơ hội thưởng thức các dịch vụ TV đổi mới – những dịch vụ đáp ứng và vượt quá các kỳ vọng mà người dùng ngày nay mong đợi ở TV tương lai.

Do các dịch vụ IMS được phân phát tới các thuê bao riêng biệt chứ không phải tới các thiết bị riêng biệt, cho nên TV dựa trên IMS có thể được đặt hàng riêng và được đánh dấu riêng cho các ưa thích cá nhân. TV dựa trên IMS cũng cho phép tính tương tác và tính hịa trộn các dịch vụ truyền thơng và giải trí. Việc tiêu chuẩn hố và các giao diện mở mà trên đó xây dựng nên TV dựa trên IMS sẽ hỗ trợ sự xuất hiện một thị trường đại chúng, đến lượt mình, thị trường này đem lại sự cạnh tranh càng ngày càng gia tăng nhờ giá cả càng ngày càng hạ xuống và chất lượng dịch vụ tăng lên.

Một nền tảng khách hàng gia tăng với các dịch vụ được tiêu chuẩn hố và tính tương tác giữa các nhà khai thác cũng sẽ đem lại cho khách hàng khả năng truyền thông và chia sẻ các nội dung nhờ sử dụng nhiều dịch vụ truyền thông dựa trên IMS khác nhau… Tóm lại, các khách hàng TV dựa trên IMS sẽ có được:

- Truyền thơng kết hợp với trải nghiệm TV, nghĩa là: + Xem nội dung và truyền thông cùng một lúc

+ Xử lý các cuộc gọi đến và các tin nhắn qua máy thu hình + Duy trì một cuốn sổ địa chỉ tiện lợi có thể hiển thị.

- Tính tương tác, có nghĩa là: một tính năng thăm dị và bầu cử, chẳng hạn như bỏ phiếu cho cầu thủ hay nhất khi xem một trận bóng đá trên TV.

- Đem TV theo họ, cho phép:

+ Tính di động của phiên với việc chuyển một phiên TV sang một thiết bị khác (chuyển chỗ)

+ Chọn khi nào, ở đâu, và trên thiết bị nào (máy thu hình, chiếc máy tính hay cái ĐTDĐ) họ muốn thưởng thức nội dung

- Điều khiển từ xa các dịch vụ TV của họ qua các thiết bị di động cá nhân (các máy ĐTDĐ, các PDA v.v…):

+ thiết lập các bộ ghi nhớ chương trình và các ghi chép cơng việc hàng ngày + quyết định sự quản lý từ xa của cha mẹ

+ kiểm tra ai đang xem nội dung gì.

3.6. Kết luận chương 3

Ở chương 3 này ta có thể thấy IMS cung cấp tất cả các dịch vụ sử dụng cơng nghệ chuyển mạch gói, nhìn chung nó hiệu quả hơn công nghệ chuyển mạch kênh. Tuy nhiên sức mạnh thực sự của IMS khi so sánh với các trường hợp nêu trên là IMS tạo ra môi trường mà ở đó dịch vụ nào cũng có thể truy nhập bất kỳ một khía cạnh nào của phiên. Điều này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tạo ra nhiều dịch vụ hơn trong một môi trường mà tất cả các dịch vụ đều độc lập với nhau.

KẾT LUẬN

IMS đang là tiêu điểm thảo luận của các tổ chức chuẩn hóa viễn thơng và các cơng ty điện tử tin học, với phạm vi đề tài khơng thể trình bày hết các khía cạnh của IMS, đề tài chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về IMS, qua đó thấy được vai trị và chức năng của nó trong kiến trúc mạng NGN. Việc xây dựng mạng lõi IMS trong kiến trúc NGN là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của ngành viễn thông, mở ra cánh cửa cho sự hội tụ di động – cố định với khả năng đa truy nhập và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau trên một nền tảng mạng duy nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.

Trong tiến trình phát triển và chuẩn hóa IMS, cịn rất nhiều vấn đề cần được tìm hiểu. Hướng phát triển của đề tài có thể đi sâu vào tìm hiểu các thủ tục trên các giao diện IMS để nó có thể hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP, nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho vấn đề bảo mật trong IMS…

Do quá trình thực hiện chuyên đề chỉ dựa trên lý thuyết và tìm hiểu tài liệu, chưa được tiếp xúc thực tế và có các mơ hình thực tiễn để tiếp cận và cịn hạn chế về mặt thời gian nên nhiều vấn đề chưa thể trình bày rõ và chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2011 Nhóm thực hiện chuyên đề.

Một phần của tài liệu PHÂN HỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN IMS (Trang 49 - 52)