II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM HƯỚNG TỚI NHỮNG NĂNG
2. Kĩ thuật dạy học theo định hướng năng lực
2.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
Trong dạy học, hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tưởng/nội dung trọng tâm của bài
học theo trật tự logic. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn đắt cho học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người tổ chức, học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Đồng thời qua đó học sinh có được niềm vui, hứng thú của người khám phá và tự tin khi thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới đồng thời biết được cách thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Việc thiết kế hệ thống các câu hỏi theo các cấp độ tư duy như vậy rõ ràng mất nhiều thời gian hơn là thuyết trình giảng giải, nhưng nó có tác dụng khắc sâu kiến thức kiến thức và phát triển tư duy của học sinh.
a) Câu hỏi mở
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời. Khi đặt câu hỏi mở, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến của cá nhân.
Một số loại câu hỏi mở:
- Câu hỏi lấy thông tin giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hoặc đưa ra những băn khoăn về tình huống hiện tại.
Ví dụ:
+ Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
+ Hãy kể tên những điểm du lịch mà em biết.
Lưu ý rằng, khi lấy thông tin, câu hỏi “Vì sao” không thích hợp vì câu trả lời thường mang tính chất phán xét. Nếu muốn biết lí do một số vấn đề nên hỏi: “Động lực nào” hoặc “Điều gì khiến ...?”
- Câu hỏi giả định giúp học sinh suy nghĩ vượt khỏi khuôn khổ của tình huống hiện tại. Ví dụ: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất có ngày, đêm không?
- Câu hỏi hỏi ý kiến được sử dụng để khai thác suy nghĩ của học sinh về một số chủ đề nào đó.
Ví dụ: Em có suy nghĩ gì về hiện trạng môi trường ở địa phương em?
- Câu hỏi về hành động giúp học sinh lập kế hoạch và triển khai các ý tưởng vào tình huống thực tế.
Ví dụ:
+ Em sẽ làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ở địa phương em? + Em sẽ làm gì để sau này không bị thất nghiệp?
b) Câu hỏi theo cấp độ nhận thức
Khi trả lời câu hỏi, học sinh phải động não, suy nghĩ, qua đó nâng cao nhận thức và phát triển tư duy. Mức độ phát triển tư duy của học sinh phụ thuộc cấp độ nhận thức mà câu hỏi đặt ra. Có thể chia các câu hỏi đóng và mở theo cấp độ nhận thức của Niko: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Dưới đây là một số kĩ thuật đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức:
- Câu hỏi “nhận biết”
+ Mục tiêu: Câu hỏi “nhận biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm...
+ Tác dụng đối với học sinh:Giúp học sinh tái hiện lại những gì đã biết, đã trải qua.
+ Các động từ tương ứng với mức độ tư duy nhận biết: xác định; phân loại; mô tả; định vị; phác thảo; lấy ví dụ; liệt kê; gọi tên; định danh; giới thiệu/chỉ ra; nhận biết; nhớ lại; đối chiếu…
+ Các hoạt động phù hợp với mức độ tư duy nhận biết: Vấn đáp tái hiện; phiếu
học tập; các trò chơi, câu đố có hướng dẫn trước; tra cứu thông tin; các bài tập đọc; thực hành hay luyện tập; tìm các định nghĩa; các trò chơi, câu đố ghi nhớ.
+ Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các động từ, cụm từ sau đây : Ai...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa....; Hãy mô tả ...; Hãy kể lại....
Ví dụ:
• Hãy cho biết thế nào là nội lực, ngoại lực.
• Hãy kể tên một số loại khoáng sản và công dụng của chúng. • Hãy mô tả tác hại về một trận động đất mà em biết.
• Dựa vào hình vẽ, hãy mô tả quỹ đạo chuyển động, hướng chuyển động và đặc điểm của trục Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời.
Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
- Câu hỏi “thông hiểu”
+ Mục tiêu: Câu hỏi “thông hiểu” nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ... khi tiếp nhận thông tin.
+ Tác dụng đối với học sinh:
• Học sinh có khả năng nêu ra được những kiến thức cơ bản trong bài học. • Biết cách so sánh các kiến thức, các sự kiện ... trong bài học
+ Các động từ tương ứng với mức độ tư duy thông hiểu: giải thích; diễn giải;
tổng kết; phân biệt; chứng tỏ; so sánh; trình bày; chứng tỏ…
+ Các hoạt động phù hợp với mức độ tư duy thông hiểu: Cho ví dụ; diễn giải; dự đoán; viết lại theo cách hiểu của mình; đưa ra được những dự đoán hay ước lượng…
+ Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các cụm từ sau đây : Hãy so sánh ...; Hãy liên hệ....; Vì sao ...? Giải thích....?
Ví dụ:
• Hãy giải thích tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
• Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? • Tại sao nhiệt độ không khí lại có sự thay đổi theo vĩ độ ?
- Câu hỏi “Vận dụng”
+ Mục tiêu: Câu hỏi “vận dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ...) vào tình huống mới.
+ Tác dụng đối với học sinh:
• Học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
• Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống
+ Các động từ tương ứng với mức độ tư duy vận dụng: giải quyết; minh họa;
tính toán; diễn dịch; thao tác; dự đoán; bày tỏ; áp dụng; phân loại; sửa đổi; đưa vào thực tế; chứng minh; ước tính; vận hành…
+ Các hoạt động phù hợp với mức độ tư duy vận dụng: Các hoạt động mô
phỏng: sắm vai và đảo vai trò; xây dựng mô hình; phỏng vấn; trình bày theo nhóm hoặc lớp; xây dựng các phân loại…
+ Cách tiến hành:
• Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ để học sinh vận dụng các kiến thức đã học.
• Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau để học sinh lựa chọn một câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.
Ví dụ:
Hãy:
+ Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2.
+ Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn? Tại sao?
+ Bạn Nam muốn lên đỉnh núi A1, nhưng Nam đang phân vân không biết xuất phát từ điểm C hay từ điểm D. Hãy cho Nam một lời khuyên nên xuất phát từ điểm nào để lên đỉnh A1?
Câu 2: Dựa vào các dữ liệu sau: Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143m; trên sườn núi có thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500m; dưới chân núi có thành phố Lào Cai ở độ cao 100m. Em hãy:
+ Vẽ hình thể hiện độ cao tuyệt đối của đỉnh Phan-xi-păng, thị trấn Sa Pa và thành phố Lào Cai.
+ Tính độ cao tương đối của đỉnh Phan-xi-păng, thị trấn Sa Pa so với thành phố Lào Cai. Câu hỏi ở mức độ nhận thức càng cao thì mức độ phát triển tư duy của học sinh càng cao. Hệ thống câu hỏi trong giờ học phải giúp học sinh đạt dần tới mục tiêu chung của bài học, không dễ quá để buộc học sinh phải suy nghĩ và không khó quá để đa số học sinh có thể trả lời được.
2.2. Kĩ thuật khăn phủ bàn
Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
- Mục tiêu:
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh + Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
- Tác dụng đối với học sinh:
+ Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau. + Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề .
+ Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác
+ Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
+ Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
+ Nâng cao hiệu quả học tập. - Cách tiến hành:
Sơ đồ kĩ thuật “Khăn phủ bàn”
Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.
+ Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/ nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.
+ Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tê giấy A0 “khăn phủ bàn”.
- Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
+ Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên khăn phủ bàn, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh khăn phủ bàn.
+ Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn phủ bàn. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
+ Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh của khăn trải bàn.
- Ví dụ: Yêu cầu học sinh nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường?
+ Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên khăn phủ bàn + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa “khăn phủ bàn”.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tham gia phản hồi góp ý kiến, giáo viên, nhận xét kết luận.
2.3. Kĩ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.
- Mục tiêu:
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
+ Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm.
+ Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà cũng phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn ).
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
- Tác dụng đối với học sinh:
+Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.
+ Học sinh được phát triển kỹ năng trình bày, giao tiếp hợp tác + Thể hiện khả năng/ năng lực cá nhân
+Tăng cường hiệu quả học tập
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Sơ đồ Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
- Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu/nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đó tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
1 1 1 2 2 2 3 3 3
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảng ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nộidung của các nhóm chuyên sâu giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
- Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật mảnh ghép:
+ Trên cơ sở nội dung hay chủ đề lớn của bài học, trong đó bao gồm các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung/ chủ đề nhỏ đó đựợc giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu/ nghiên cứu. Cần lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau.
+ Nhiệm vụ được giao phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu” giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm.
+ Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”.
+ Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận ) học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau:
Vai trò Nhiệm vụ
Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ
Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Thư kí Ghi chép kết quả
Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện