Phân tích tình hình phân bổ vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại TỔNG hợp NÔNG CỐNG (Trang 28 - 33)

5. BỐ CỤC BÁO CÁO: Gồm 3 phần

2.2.2.2. Phân tích tình hình phân bổ vốn

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty là xem việc phân bổ vốn của toàn công ty cho từng khoản mục vốn như thế nào.

Bảng 2.3: Phân tích tình hình phân bổ vốn

ĐVT:Triệu đồng

Vốn sử dụng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % A. Vốn lưu động 9.504 44,83 26.495 64,49 24.092 61,22 16.991 178,78 -2.403 -9,07 I. Vốn bằng tiền 1.019 4,81 789 1,92 1.697 4,31 -230 -22,57 908 115,08

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -

III. Các khoản phải thu 484 2,28 11.145 27,13 11.125 28,27 10.661 2202,69 -20 -0,18 IV. Hàng tồn kho 6.778 31,97 14.049 34,20 10.623 27,00 7.271 107,27 -3.426 -24,39 V. Tài sản lưu động khác 1.223 5,77 512 1,25 647 1,64 -711 -58,14 135 26,37

B. Vốn cố định 11.697 55,17 14.587 35,51 15.259 38,78 2.890 24,71 672 4,61

I. Tài sản cố định 10.080 47,54 11.483 27,95 8.007 20,35 1.403 13,92 -3.476 -30,27 II. Đầu tư tài chính dài hạn 1.352 6,38 1.675 4,08 4.661 11,84 323 23,89 2.986 178,27 III. Xây dựng cơ bản dở dang 265 1,25 1.429 3,48 2.591 6,58 1.164 439,25 1.162 81,32 IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn

Tổng vốn 21.201 100 41.082 100 39.351 100 19.881 93,77 -1.731 -4,21

Tổng số tài sản của doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 tăng lên 19.881 triệu đồng điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, quy mô về vốn tăng. Trong đó:

Vốn lưu động tăng 16.991 triệu đồng,tương ứng 178,78%; về tỷ trọng tăng 20,66%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên đột biến; mặc dù vốn bằng tiền và tài sản lưu động khác giảm. Cụ thể:

Các khoản phải thu: tăng 10.661 triệu đồng, tương ứng 2.202%, về tỷ trọng tăng 24,85%, do công ty đầu tư nhiều vào khoản phải thu, và tình hình thu hồi nợ chưa tốt, vốn bị ứ động.

Hàng tồn kho: tăng 7.271 triệu đồng, tương ứng 107,27%, về tỷ trọng tăng 2,33% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản; chủ yếu do trong năm công ty đã dự trữ hàng hoá quá nhiều.

Vốn bằng tiền: giảm 230 triệu đồng, tương ứng 22,57%, về tỷ trọng giảm 4,52%, do công ty có chính sách không giữ tiền mặt nhiều để giảm chi phí lãi vay tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tài sản lưu động khác: cũng giảm 711 triệu đồng, tương ứng 58,14%, chủ yếu là do giảm tạm ứng, đây là một biểu hiện tốt.

Vốn cố định của công ty tăng 2.890 triệu đồng, tương ứng 24,71%, tuy nhiên tỷ trọng vốn cố định lại giảm 19,66%, bởi vì công ty chỉ chú trọng đầu tư vào vốn lưu động. Cụ thể:

Tài sản cố định tăng 2.890 triệu đồng, tương 13,29%, nhưng tỷ trọng tài srn cố định trong tổng tài sản lại giảm 19,59%, mặc dù vậy nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.

Đầu tư tài chính dài hạn: Về giá trị tăng 323 triệu đồng, tương ứng 23,89%; về tỷ trọng cũng giống như tài sản cố định lại giảm 2,3%. Tuy công ty có quan tâm đầu tư liên doanh, liên kết ra bên ngoài nhưng nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng tài sản của công ty.

Xây dựng cơ bản dở dang: tăng 1164 triệu đồng, tương ứng 439,25% ,về tỷ trọng tăng 2,23%. Do trong năm công ty có đầu tư nhiều dự án nhưng chưa hoàn thành.

Tóm lại, năm 2011, công ty đã mở rộng quy mô sản xuúat kinh doanh, trong đó công ty chú trọng tăng vốn lưu động.

Năm 2012, tổng giá trị tài sản của công ty giảm 672 triệu đồng, tương ứng 4,61% so với năm 2011 chủ yếu là do vốn lưu động giảm, còn vốn cố định thì tăng. Công ty đã thu hẹp qui mô kinh doanh.

Vốn lưu động trong năm giảm 2.403 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của công ty, chiếm đến 61,22% tổng tài sản.

Vốn bằng tiền tăng 908 triệu đồng,tương ứng 115,08%, tỷ trọng tăng 2,39%, chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng 942 triệu đồng (962 - 20), còn tiền mặt tại quỹ giảm 34 triệu đồng. Việc gia tăng này làm cho lãi suất tiền gửi của công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất của hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền ứ động này vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Xét về khía cạnh thanh toán, lượng tiền tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty.

Các khoản phải thu giảm 20 triệu đồng. Đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty đã thu hồi được công nợ của năm trước, tuy nhiên số tỷ trọng vẫn tăng 1,14% do khách hàng mua hàng thiếu chịu của công ty vẫn còn ở mức cao.

Hàng tồn kho giảm 3.426 triệu đồng, tương ứng 24,39%, tỷ trọng cũng giảm 7,2% chủ yếu do hàng hóa tồn kho giảm.

Tài sản lưu động khác tăng 135 triệu đồng,tương ứng 26,37%, chủ yếu do chi phí trả trước tăng.

Ngược lại với vốn lưu động, vốn cố định trong năm đã tăng lên. Cụ thể năm 2012 vốn cố định tăng 672 triệu đồng, tương ứng 4,61%, tỷ trọng trong tổng tài sản tăng 3,279%. Nguyên nhân của tình trạng này do đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng dở dang tăng, mặc dù giá trị tài sản cố định có giảm xuống.

Giá trị tài sản cố định giảm 3.476 triệu đồng, tương ứng giảm 30,27% so với năm 2011, tỷ trọng tài sản cố đinh trong tổng tài sản tiếp tục giảm 7,6%, do trong năm công ty đã thanh lý và bán một số tài sản cố định.

Đầu tư tài chính dài hạn tăng 2.986 triệu đồng, tương ứng 178,2%, tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng 7,76%, chiếm 11,84% tổng tài sản

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: bên cạnh việc đầu tư ra bên ngoài công ty còn sử dụng nguồn lực để đầu tư vào các dự án, xây dựng nhà xưởng, sửa chữa máy móc,

nâng cấp các cơ sở sản có của mình. Làm cho chi phí xây dựng dở dang tăng 1.162 triệu đồng, tăng 81,32% so với năm 2011, tỷ trọng tăng 3,1%.

Tóm lại, trong năm 2012 công ty đã có cố gắng trong việc giải quyết lượng hàng tồn kho và khoản phải thu để công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn. Công ty rất quan tâm trọng việc sử dụng và đầu tư tài sản cố định, trong năm công ty đã thanh lý một số tài sản cố định, và chuyển nhượng những tài sản cố định không mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị. Công ty đang có xu hương đầu tư ra bên ngoài thể hiện đầu tư tài chính dài hạn của công ty qua các năm đều tăng lên, từ năm 2010 đến năm 2012 khoản mục này có sự thay đổi đáng kể năm 2010 nó chỉ chiếm 6,38% nhưng đến năm 2012 nó đã chiếm 11,84%.

Biểu đồ 2.6: Thể hiện sự phân bổ nguồn vốn của toàn công ty năm 2010-2012.

* Nhận xét chung:

Tình hình phân bổ vốn của công ty có biến động, xu hướng chung vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Công ty vẫn quan tâm đầu tài sản cố định, chú trọng công tác xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất. Việc tăng đầu tư vào vốn lưu động của công ty là điều tất yếu, bởi lẽ suy cho cùng nhuận tạo ra trong kinh doanh chủ yếu là do luân chuyển của tài sản lưu vốn lưu động mang lại. Thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động, chúng có thể kiểm tra toàn diện các hoạt động kinh doanh của công ty như việc ứng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại TỔNG hợp NÔNG CỐNG (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w