Quy hoạch phân khu bảo tồn loài, phục hồi sinh cảnh, xúc tiến tái sinh và tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài đỗ quyên lá nhọn (rhododendron moulmainense hook f ) tại lâm đồng (Trang 138 - 139)

6. Bố cục luận án

3.4. Kết quả trồng thử nghiệm Đỗ quyên lá nhọn

3.5.2. Quy hoạch phân khu bảo tồn loài, phục hồi sinh cảnh, xúc tiến tái sinh và tăng

sinh và tăng tính đa dạng di truyền cho Đỗ quyên lá nhọn

Dựa vào các kết quả nghiên cứu về phân bố loài Đỗ quyên lá nhọn tại các quần thể ở Lâm Đồng và kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy các cá thể Đỗ quyên lá nhọn có phân bố rải rác trong rừng tự nhiên thuộc các lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk và Ban quản lý khu Du lịch Hồ Tuyền Lâm tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở các quần thể phân bố tự nhiên, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật và khuyến nghị về quản lý, quy hoạch bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng như sau.

- Quần thể Tuyền Lâm và Hịn Nga có tính đa dạng di truyền thấp hơn quần thể Bidoup. Trong khi sinh cảnh của hai quần thể này đang bị suy giảm bởi canh tác nông nghiệp và dịch vụ du lịch, đặc biệt là quần thể Tuyền Lâm. Chính vì vậy, cơ quan quản lý tỉnh Lâm Đồng cần có quy hoạch cụ thể cho việc bảo tồn nguồn gen loài Đỗ quyên lá nhọn tại các khu vực Hịn Nga và Tuyền Lâm. Khoanh ni bảo vệ và phục hồi sinh cảnh trong các khu bảo tồn loài này.

- Xúc tiến tái sinh tự nhiên trong các lỗ trống ở các quần thể Đỗ quyên lá nhọn bằng việc loại bỏ dây leo đeo bám trên cây Đỗ quyên lá nhọn. Ngoài ra, chặt bỏ những cây tạp, lau lách quanh gốc, phát mở tán xung quanh cây Đỗ quyên lá nhọn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây ra hoa kết quả từ đó tăng khả năng tái sinh

hạt, cần đảm bảo độ tàn che trung bình là 0,68, hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng. Ưu tiên xúc tiến tái sinh ở nơi có độ dốc dưới 150 và hướng Tây.

- Do số lượng cá thể Đỗ quyên lá nhọn trong các khu Hịn Nga và Tuyền Lâm thấp, ngồi ra khả năng tái sinh hạt của loài này cũng rất kém. Vì vậy, trồng bổ sung cây giống Đỗ quyên lá nhọn bằng nhân giống vơ tính ở các hướng phơi phía Tây và Đơng nhằm tăng số lượng cây Đỗ quyên lá nhọn và tăng tính đa dạng di truyền của 2 quần thể này.

- Tăng cường nhận thức người dân trong công tác bảo tồn nguồn gen Đỗ quyên lá nhọn. Tập huấn nhận biết về loài Đỗ quyên lá nhọn cho cán bộ quản lý tại các đơn vị chủ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài đỗ quyên lá nhọn (rhododendron moulmainense hook f ) tại lâm đồng (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)