VAI TRÒ TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG KINH DOANH

Một phần của tài liệu 669 Truyền thông marketing trong kinh doanh hiện đại (Trang 26 - 29)

HIỆN ĐẠI.

1. Những đặc trưng cơ bản của kinh doanh hiện đại.

1.1. Bùng nổ nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay nền kinh tế thế giới đang đứng trước một xu thế lớn đó là xu thế toàn cầu hoá. Xu thế này tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều công ty ở nhiều nước khác nhau. Sự biến đổi nền kinh tế rất nhanh chóng, với sự phát triển vượt nhiều khoảng cách về địa lý và văn hoá. Nói chung sự khác biêth về địa lý và văn hoá ngày càng bị thu hẹp khi xuất hiện về mạng Internet, máy Fax, điện thoại toàn cầu, chương trình truyền hình qua vệ tinh đI khăp thế giới. Sự thu hẹp khoảng cách đó cho phép các công ty mở rộng đáng kể thị trường địa lý cũng như nguồn cung ứng của mình. Ngày nay nhiều công ty thuộc các ngàng khác nhau phát triển những sản phẩm của mình bằng một dây chuyền lắp ráp toàn cầu, và bán chúng ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

Các công ty lớn đều thực hiện toàn cầu hoá khá nhanh và đạt hiệu quả cao, họ áp dụng một chiến lược marketing duy nhất hay markering không phân biệt cho toàn bộ thị trường.

Việt Nam với việc chuẩn bị ra nhập APTA và tổ chức WTO, thì xu thế toàn cầu hoá ảnh hưởng khá lớn tới các doanh nghiệp trong nước. Toàn cầu hoá làm tăng các thách thức đối với các doanh nghiệp :

- Mở cửa thị trường làm giảm, thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan. Việc truyền tin rất nhanh chóng, tăng cường trao đổi, làm tăng mạnh khối lượng của thương mại quốc tế. Điều này gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ta khi mà hầu hết chưa kịp chuẩn bị để cạnh tranh với các hãng sản xuất và kinh doanh nước ngoài.

- Mở rộng phạm vi cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải phát triển mạnh các hoạt động ở bên ngoài biên giới. Đây là một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam :

- Tăng tính đồng nhất của nhu cầu thế giới, người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau ngày càng có nhu cầu và mong muốn giống nhau, điều này làm cho sự khác biệt giữa các khúc thị trường không còn nữa.

- Nhờ thị trường bên ngoài Công ty có thể đạt được mức doanh số tối ưu, có cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất cho phép Công ty theo đuổi chiến lược hạ thấp chi phí.

1.2. Cạnh tranh trên thế giới diễn ra rất gay gắt.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế của đất nước, mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các quốc gia khác trên thế giới. Cạnh tranh là một tất yếu, là một qui luật phổ biến của kinh tế thị trường. Nhưng cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế: thay thế những người yếu kém bằng những người có khả năng hơn, thay thế những doanh nghiệp yếu kém bằng những doanh nghiệp có khả năng hơn. Do vậy cạnh tranh là động lực để mỗi công ty không ngừng cố gắng vươn lên, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và yêu cầu tồn tại phát triẻn của mình đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước

1.3. Cách mạng khoa học-công nghệ diễn ra với tốc độ cao.

Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trên thế giới, ngày càng nhiều máy móc hiện đại, vật liệu mới được phát minh. Điều này tạo ra bước phát triển mới cho tất cả các ngành sản xuất. Đồng thời nó đặt ra yêu cầu đổi mới công nghệ, thay thế các dây chuyền sản xuất cũ đối với các nhà sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết còn non trẻ hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay có thuận lợi là chúng ta có thể tiếp xúc ngay với khoa học công nghệ hiện đại bằng việc thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu. Tuy nhiên, do sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ thì những dây chuyền sản xuất mà chúng ta nhập về rất nhanh bị lạc hậu. Với những nguồn lực hiện tại thì các doanh nghiệp của ta khó có thể thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất …. , một cách liên tục theo kịp các nước có nền kinh tế phát triển. Điều này dễ đẩy tới tình trạng ngày càng tụt hậu hơn so với thế giới. Đây quả là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nước ta.

2. Vai trò của truyền thông marketing trong kinh doanh hiện đại

Trong nền kinh tế thị trường, các công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt và sự đào thải tàn nhẫn nếu họ không xác định cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp .

Sản phẩm có chất lượng tốt, giá hạ không có nghĩa là người mua sẽ mua ngay. Họ phải biết được sự tồn tại về sản phẩm và công ty …những điều đó đòi hỏi phải có một chiến lược truyền thông phù hợp với công ty.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, cạnh tranh luôn diễn ra từng ngày, từng giờ, thì một chiến lược truyền thông đúng đắn sẽ thu được rất nhiêu lợi ích. Họ sẽ tạo dựng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng của mình, tạo nên sự yêu thích của khách hàng và xây dựng được hình ảnh tốt về công ty trong tâm trí của khách hàng.

Truyền thông marketing giúp cho công ty thực hiện được những công việc như truyền tin một cách chính xác, tạo ấn tượng về sản phẩm, nhắc nhở họ về những lợi ích mà sản phẩm mang lại, giúp cho công ty xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng.

CHƯƠNG II

MỘT SỐ HỌAT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 669 Truyền thông marketing trong kinh doanh hiện đại (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w