ĐỀ 1: Cho đoạn thơ sau:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.… Gẫm câu báo đức thù cơng,
Lấy chi cho phỉ tấm lịng cùng ngươi”. Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trơng người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2010)
Câu hỏi:
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn hội thoại trên diễn ra trong hồn cảnh nào?
2. Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến nghĩa bất vi”?
3. Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm hội thoại đó?
4/ Qua đoạn thơ, em rút ra cho mình bài học về đạo lí nào?
5/ Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của nhân vật Vân Tiên trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh và thành phần phụ chú (gạch dưới hình ảnh so sánh)
Đáp án
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu - Đoạn hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh: Sau khi Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga, đã ghé lại hỏi han nàng. Kiều Nguyệt Nga tâm sự về hồn cảnh của mình và tỏ ý muốn đền ơn Lục Vân Tiên, nhưng chàng đã từ chối. 2 - Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến nghĩa bất vi”?
+ Báo đức thù công: báo trả ơn đức, đền đáp công lao
+ Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa mà khơng làm (Cả hai câu thơ ý nói: thấy việc nghĩa mà bỏ qua khơng làm thì khơng phải là người anh hùng)
3. Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm lịch sự.
- Tìm đúng câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm lịch sự (VD: Lời chào cao hơn mâm cỗ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau…)
4. Những câu nói của LVT chứa đựng nhiều BH về đaọ lí: BH về việc làm ơn nhưng khơng địi hỏi người mình giúp phải trả ơn, khơng tính thiệt so hơn khi giúp đỡ người khác, thấy việc nghĩa thì phải làm.
5.- Đoạn văn đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Lục Vân Tiên được thể hiện trong tác phẩm:
+ Tinh thần nghĩa hiệp, anh hùng
+ Tinh thần quả cảm, võ nghệ cao cường + Biết quan tâm và cảm thông
+ Biết trọng lễ nghĩa + Trọng nghĩa khinh tài
ĐỀ 2: Cho hai câu thơ sau :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về tác giả và cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?
Câu 2: Từ nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, em hãy viết bài văn ngắn (15 đến 20 dòng) bàn về lẽ sống đẹp của con người trong cuộc sống.
GỢI Ý:
Câu 1: A. Mở đoạn: giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Chiểu, và hai câu thơ. B. Thân đoạn:
* Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn cuả dân tộc, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam thế kỷ XI X , để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị, nhất là truyện Lục Vân Tiên ...
- Lục Vân Tiên là người anh hùng lý tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Chiến công đánh cướp của chàng mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong xã hội loạn lạc .Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện” báo đức thù cơng “ thì Vân Tiên ‘liền cười “ rồi đĩnh đạc nói :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng “. * Ý nghĩa của hai câu thơ :
Hai câu thơ tác giả thể hiện một quan niệm đạo lý người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vơ tư, khơng tính tốn làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán . B. Kết đoạn: Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao tinh thần nhân nghĩa , ca ngợi lý tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp. Quan niệm đó gắn với đạo lý làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được...
Câu 2: