M O+ 2H+ O+ → 2+ +H2O
8 M+ 30HNO 3→ M(NO3) 3+ 3NH4NO 3+ 9H2O
9.2.2. Hợp chất M(+3) (Sc, Yvà La)
9.2.2.1. Oxit M2O3
Đều là chất rắn màu trắng, rất khó nóng chảy.
Sc2O3 thể hiện tính lưỡng tính như Al2O3: tan trong dung dịch axit và tan trong dung dịch
NaOH đặc, dư tạo thành Na3[Sc(OH)6]
Sc2O3 + 6NaOH + 3H2O 2Na3[Sc(OH)6]
Y2O3, La2O3, Ac2O3 giống CaO, hấp thụ CO2, hơi nước trong không khí tạo cacbonat,
hiđroxit
Ví dụ: Y2O3 + 3CO2 Y2(CO3)3 La2O3 + 3H2O 2La(OH)3
Các M2O3 có thể được điều chế bằng tác dụng trực tiếp của kim loại với oxi hoặc bằng cách nhiệt phân hiđroxit, các muối nitrat, cacbonat, oxalat.
9.2.2.2. Hiđroxit M(OH)3
Sc(OH)3 là chất lưỡng tính nhưng đến La(OH)3 là bazơ mạnh tương đương Ca(OH)2, nó hấp thụ khí CO2 trong khơng khí, tác dụng với muối NH4+ giải phóng khí NH3.
Các M(OH)3 mất dần nước thành oxit khi đun nóng (nhiệt phân).
Các M(OH)3 được điều chế bằng muối M3+ tác dụng với dung dịch kiềm hay dung dịch NH3. Sc(OH)3 cịn có thể điều chế bằng muối Sc3+ tác dụng với Na2S2O3.
2SeCl3 + 3Na2S2O3 + 3H2O = 2Sc(OH)3 + 3SO2 + 3S + 6NaCl
9.2.2.3. Muối MX2: (Muối halogenua)
Đều là chất rắn màu trắng.
Các MF3 khó nóng chảy (1450 - 15500C), khơng tan trong nước. Các MCl3, MBr3, MI3 có t0nc thấp hơn (800 - 9000C), hút ẩm, tan trong nước và bị thuỷ phân tạo polime oxohalogenua MOX.
Các MX3 tan, khi kết tinh từ dung dịch đều ở dạng hiđrat như: SeCl3.6H2O, YCl3.6H2O, LaCl3.7H2O. Các hiđrat này biến thành muối khan khi được đun nóng trong khí quyển HCl.
Ví dụ: YCl3.6H2O YCl3 + 6H2O
Nếu khơng có mặt khí HCl, các hiđrat tạo oxohalogenua Ví dụ: ScCl3.6H2O ScOCl + 2HCl + 5H2O
ScF3 có tính chất như AlF3, có thể kết hợp với florua kim loại kiềm tạo muối hecxafloroscanđiat tan.
Ví dụ: ScF3 + 3NaF Na3[SeF6]