Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nêu trên Hưng Yên đến năm 2010 đòi hỏi phải thực hiện một loạt các biện pháp tích cực và đồng bộ, trong đó quan trong nhất là các biện pháp sau:

1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng như phương án quy hoạch đã lựa chọn, dự báo trong thời kỳ 2005 – 2010 Hưng Yên cần nguồn vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Theo tính toán sơ bộ nguồn vốn tự có của nền kinh tế chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trên. Phần thiếu hụt phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau ở bên ngoài như: Vay tín dụng, hợp tác liên doanh, vốn đàu tư từ tỉnh ngoài, nước ngoài...

Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong tỉnh để tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đàu tư hát triển. Khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu để thu hút nguồn vốn lớn trong dân và các doanh nghiệp. Chú trọng dành vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để phát triển hàng hóa xuất khẩu. Cải tiến cơ chế quản lý, tăng quyền chủ đọng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích mọi người thực hành tiết kiệm, mua kỳ phiếu, trái phiếu và mở tài khoản cá nhân.

Vận dụng hợp lý các khung thuế suất. Tiến hành điều chỉnh giá đất, thực hiện tốt việc chuyển nhượng, cho thuê và thu thuế, thu lệ phí sử dụng đất nhất là đất xây dựng nhằm tăng nguồn vốn cho ngân sách. Tăng cường quản lỹ thị trường, có chế độ kiểm tra, kiểm soát thích hợp... để chống thất thu thuế trong các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, đồng thời tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh.

Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn ngân sách. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tăng cường liên doanh với các địa phương khác phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Tiến hành đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Củng cố hệ thống ngân hàng tín dụng, nhanh chóng hình thành thị trường vốn của tỉnh.

* Đối với các nguồn vốn nước ngoài:

Nguồn vốn ODA dự bào không nhiều và chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điềm Bắc Bộ đến năm 2010 vẫn còn rất lớn. Nếu Hưng Yên tạo được môi trường đầu tư thuận lợi đêt thu hút nguồn vốn trên thì Hưng Yên sẽ có đủ vốn cho đầu tư phát triển.

Trước hết khẩn trương xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các khu vực trọng điểm. Mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư và thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính và các công ty quốc tế lớn hoạt động và lập đại diện trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích kiều bào ở nước ngoài góp vốn tham gia xây dựng quê hương.

Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn nước ngoài, vốn vay phải đảm bảo nguyên tắc “ tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm”.

2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Hoàn chỉnh hệ thống giáo dục các cấp. Thực hiện đào tạo ngoại ngữ,tin học trong các trường học. Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề. Coi trọng đào

tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh giỏi, các cán bộ ký thuật đầu ngành và lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề... đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh trong thời gian tới. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi, năng động và sáng tạo, đủ năng lực để vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhân tài về xây dựng tỉnh.

3. Khai thác và mở rộng thị trường.

Mở rộng và phát triển thị trường trong tỉnh trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đồng thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Tổ chức lại thị trường đô thị và mở rộng thị trường trên các vùng nông thôn. Củng cố và duy trì thị trường phía Bắc, tiến tới mở rộng và phát triển thị trường ra các tỉnh phía Nam. Chú trọng phát triển thị trường ra các đô thị lớn, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... bằng các sản phẩm có ưu thế của tỉnh...

Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế như: gạo, thịt, rau quả chế biến, may mặc, dày dép...

4. Khoa học và công nghệ.

Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với sản xuất kinh doanh, hướng trọng tâm vào nghiên cứu ứng dụng triển khai bằng các dự án chuyển giao công nghệ. áp dụng rộng rãi công nghệ mới, công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệ chế biến. Tập trung đầu tư vào công nghệ sinh học, lựa chọn và lai tạo các giống cây, con có năng suất cao gắn với công nghệ bảo quản sau thu hoạch, góp phần thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp khoa học công nghệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ kết hợp nâng cao mặt bằng dân trí của tỉnh. Có quy chế đặc biệt bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đô thị và các khu công nghiệ. Mọi công trình và dự án phát triển trong tỉnh phải được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ và chi tiết.

5. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế.

Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế quốc doanh đủ mạnh. Phát triển các thành phần kinh tế khác để thu hút mọi nguồn lực trong tỉnh và tạo sự năng động và hiệu quả cao. Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong mọi ngành nghề trên nguyên tắc tự nguyện. Phát triển kinh tế cá thể, tiểu thủ, tư bản tư nhân. Có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, tiếp thị... giúp cho kinh tế cá thể phát triển, nhất là đối với gia đình nghèo.

6. Đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lí nhà nước.

Đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế – xã hội trên cơ sở pháp luật. Chủ động đề ra những chính sách và định chế cụ thể, linh hoạt nhằm kích thích và thúc đẩy quá trình phát triển.

Cải tiến công tác kế hoạch hoá định hướng, tăng cường nghiên cứu vĩ mô dài hạn, cân đối kinh tế tổng thể, tạo căn cứ đầy đủ cho những quyết định của tỉnh. Vận dụng các công cụ tài chính tiền tệ kết hợp với kế hoạch để điều tiết nền kinh tế.

7. Tổ chức thực hiện các quy hoạch.

Sau khi phương án quy hoạch tổng thể được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần giao cho các Sở ngành liên quan khẩn trương triển khai thưc hiện quy hoạch. Tiến hành lậ quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, các thị xã, thị trấn theo định hướng chung của quy hoạch tổng thể.

Hàng năm cần có kế hoạch dành tỷ lệ ngân sách thích đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng theo yêu cầu quy hoạch tổng thể của tỉnh đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020 (Trang 32 - 35)