có khả năng xác định được nguồn gốc ngôn ngữ, chủ yếu là tiếng Việt (chiếm tỉ lệ 73,3%) và thường là tên gọi gốc, từ vựng gốc. Nếu
là tên gọi vay mượn thì cũng đã được Việt hóa. Đây là bằng chứng khẳng định sự có mặt từ rất sớm của người Việt ở vùng đất phương nam của Tổ quốc.
Tên gọi có nguồn gốc Khmer ít hơn tên gọi thuần Việt hoặc gốc Hán (chỉ chiếm 8,8% trong số tên gọi vay mượn), mang một dấu ấn riêng về ngữ âm và đây cũng là lớp từ ngữ quan trọng có mặt lâu đời trong PNNB.
Mặc dù người Pháp, người Mĩ có mặt ở ĐBSCL đã khá lâu, nhưng đặc điểm ngôn ngữ biến hình có ảnh hưởng không nhiều trong việc định danh tên sự vật liên quan đến sông nước nơi đây.
10. Hiện tượng một đối tượng nhưng có nhiều tên gọi phản
ánh sự phong phú, đa dạng của trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến sông nước vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, đối với tên riêng chỉ địa hình tự nhiên sông nước (thuộc địa danh) thì tình hình này lại gây nên khó khăn trong việc quản lí của nhà nước. Trong các văn bản quản lí nhà nước, tên gọi Hán Việt thường được chọn vì nó có sắc thái trang trọng và chuẩn mực hơn. Song trong đời sống hàng ngày, người dân ĐBSCL thích dùng những cái tên thuần Việt vốn gần gũi và mang tính dân dã hơn.
11. Trong các tên gọi sự vật liên quan đến sông nước vùng
ĐBSCL luôn hiện hữu đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, đặc trưng văn hoá của vùng đất này và thể hiện lối tri nhận riêng của con người vùng sông nước; góp phần phác hoạ bức tranh toàn cảnh về hiện thực lịch sử, xã hội, văn hoá, ngôn ngữ,… của vùng đất.
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐCÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Hồ Xuân Tuyên, “Một số phương thức định danh trong phương ngữ Nam Bộ”, T/c Ngôn ngữ, số 8- 2008.
2. Hồ Xuân Tuyên, “Phương thức ghép trong địa danh Bạc Liêu”, T/c Ngôn ngữ, số 7- 2010.
3. Hồ Xuân Tuyên, “Một số kiểu rút gọn xét ở cấp độ từ ngữ”, T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 12- 2002.
4. Hồ Xuân Tuyên, “Ngôn ngữ vùng sông nước qua một cuốn sách”, T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 3- 2004.
5. Hồ Xuân Tuyên, “Đơn vị cân, đo, đong, đếm dân gian trong phương ngữ Nam Bộ”, T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 8- 2004.
6. Hồ Xuân Tuyên, “Định danh thời gian trong phương ngữ Nam Bộ”,
T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 1 &2- 2007.
7. Hồ Xuân Tuyên, “Nước trong lời ăn tiếng nói người Việt”, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học – Đại học Vinh, 2009.
8. Hồ Xuân Tuyên, “Cách đặt tên người Việt ở Nam Bộ”, T/c Nguồn sáng dân gian, số 1- 2012.
9. Hồ Xuân Tuyên, Địa danh Bạc Liêu, NXB Dân trí, 2010.
10. Hồ Xuân Tuyên, “Phương thức chọn đặc trưng đối tượng để định danh sự vật liên quan đến sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long”,