An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an toàn với NH3 lỏng
1. Quy định về sử dụng an toàn các thiết bị chịu áp lực
- Đạt các yêu cầu chung về chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các bình (thiết bị) áp lực theo TCVN 6153-1996.
- Đạt các yêu cầu về chế độ kiểm định kỹ thuật (lắp đặt, kiểm định kỹ thuật).
- Đạt các yêu cầu về vận hành theo đúng nguyên tắc an toàn.
- Đạt các yêu cầu chung về các dụng cụ kiểm tra, đo
lường, cơ cấu an toàn và phụ tùng kèm theo (áp kế, cơ cấu an toàn, các dụng cụ đo, v.v…) và phải tiến hành định kỳ kiểm định các dụng cụ này theo quy định.
II.Công nghệ sản xuất NH3An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an toàn với NH3 lỏng
2. Quy định về sử dụng, lưu trữ amoniac lỏng
- Sử dụng đồ bảo hộ. Thao tác ngược gió với nguồn NH3.
- Có nguồn nước cấp cứu sự cố. Amoniac lỏng tiếp xúc vào da hoặc mắt cần được rửa ngay bằng nước nguội (15 phút) và đưa nạn nhân đến trạm y tế, bệnh viện cứu chữa.
Lượng hơi NH3 trong không khí loại trừ bằng phun sương.
- Không để bình chứa NH3 lỏng ở khu vực nhiệt độ cao trên 50oC hoặc gần lửa, không phơi nắng quá lâu các bình chứa NH3.
II.Công nghệ sản xuất NH3An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an toàn với NH3 lỏng
- Khi làm việc với NH3 cần phải kiểm tra bình chứa, van, vòi dẫn NH3. Nếu phát hiện các bất thường liên quan đến sự nguy hiểm cần ngay lập tức dừng thao tác và tìm các biện pháp xử lý kịp thời.
- Đề phòng trường hợp khi NH3 lỏng bay hơi, thu nhiệt và giữ trạng thái lỏng khá lâu. Trong trường hợp này nếu để da tiếp xúc với NH3 lỏng có thể bị “bỏng“ lạnh rất nguy hiểm. - Khi dùng amoniac lỏng đóng bình, thì không được dùng đến hết kiệt mà phải dừng sử dụng khi áp suất còn 0,05 MPa (0,5 atm)
II.Công nghệ sản xuất NH3An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an toàn với NH3 lỏng
- Tuyệt đối không sửa chữa bình chứa khi trong bình đang còn áp suất
- Nghiêm cấm để lẫn bình, bồn chứa NH3 với các bình chứa các chất khác, đặc biệt là bình chứa khí oxy.
- Quá trình lưu giữ phải có biên bản ghi rõ ngày tháng bắt đầu lưu, thời gian thanh kiểm tra, sửa chữa, đo lường, v.v…
II.Công nghệ sản xuất NH3An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an toàn với NH3 lỏng
1/ Cơ sở thiết kế và sản xuất bình, bồn chứa phải có chứng chỉ, giấy phép của chính quyền. Từng loại bình, bồn phải có chứng nhận hợp cách.
2/ Đào tạo nhân sự: Người thao tác chiết nạp NH3 phải được đào tạo chuyên nghề và kiểm tra tay nghề.
3/ Khi thao tác chiết nạp phải thật thận trọng, mở van chậm để tránh áp suất thay đổi đột ngột.
4/ Không được nạp đầy bình, bồn và khối lượng NH3 tối đa được nạp là G= 0,53 V.
Quy định về chiết nạp amoniac lỏng
II.Công nghệ sản xuất NH3An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an An toàn cho nhà máy tồn trữ NH3 – Thao tác an toàn với NH3 lỏng
5/ Kiểm tra đinh kỳ các bình, bồn đựng do cơ quan có thẩm quyền tiến hành 1 hoặc 2 năm một lần. Phải đóng có dấu xác nhận kiểm tra vào vỏ bình, bồn.
6/ Bình, bồn chứa NH3 cần được định kỳ bảo dưỡng để tránh hư hỏng rò rỉ. Các bình, bồn không sử dụng cần phải để nơi khô ráo.
Không dùng bình, bồn đựng amoniac để đựng các chất khác mà không được đánh dấu lại theo đúng quy định.