III. Thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc
2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc đất thống trị biển
Trong thời gian gần đây vùng biển có rất nhiều sự thay đổi về chất đối với phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc một nước ven biển. Tuy nhiên, biển vẫn còn tồn tại một nguyên tắc cơ bản của luật biển là có đất (bờ biển) mới có biển. Có thể thấy các thay đổi và phát triển của luật biển diễn ra theo một tiến trình ba bước cơ bản sau:
- Từ xa xưa cho đến tận giữa thế kỷ XX, các nước ven biển chỉ có vùng biển hẹp (lãnh hải) thuộc chủ quyền rộng ba hải lý. Phía ngoài ranh giới lãnh hải ba hải lý đều là biển công, ở đó mọi cá nhân, tổ chức tàu thuyền của mỗi nước được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới biển trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán.
- Từ năm 1958 đến năm 1994, các nước ven biển lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng, không quá 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài dưới biển ra không quá độ sâu 200m nước.Các nước láng giềng, kế cận hay đối diện nhau, căn cứ vào luật, tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia, dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp về biển. Luật biển quốc tế lúc đó quy định các nước có vùng chồng lấn phải cùng nhau giải quyết vạch đường biên giới biển trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở pháp luật quốc tế và thường áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến.
- Từ năm 1994 đến nay, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển mới được các nước ký kết vào năm 1982 và bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế từ ngày 16/11/1994.Theo công ước, một nước ven biển có năm vùng biển, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Với sự ra đời của Công ước 1982 và đặc biệt là sự ghi nhận nguyên tắc đất thống trị biển, trên thế giới, các nước sẽ phải cùng nhau vạch khoảng 412 đường ranh giới mới trên biển nhằm xác định chù quyền và quyền chủ quyền của mình trên biển..
Thực tiễn áp dụng nguyên tắc đất thống trị biển tại Việt Nam:
Nguyên tắc đất thống trị biển tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia mình trên biển:
Do hoàn cảnh chiến tranh, Việt Nam chỉ thực sự có điều kiện ban hành quy định pháp luật về biển kể từ năm 1977. Với tuyên bố ngày 12/5/1977, Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong khu vực thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á phê chuẩn công ước 1982 (ngày 23/6/1994) trước khi Công ước có hiệu lực (16/11/1994)
Trong tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước CHXHCNVN. Nước CHXHCNVN thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCNVN là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ nước CHXHCNVN thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCNVN tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; Có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; Có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nước CHXHCNVN có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thềm lục địa của nước CHXHCNVN bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Như vậy, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể, từ vài chục nghìn km2 lên đến khoảng một triệu km2 với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần tuý có dạng hình chữ S nữa mà mở rộng hướng ra biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả hầu hết các nước trong khu vực như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, v.v…
Thời gian qua, chúng ta đã và đang tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thềm lục địa Việt Nam như nghiên cứu khoa học, thăm dò và khai thác dầu khí, các loại khoáng sản khác, thành lập các cụm khoa học, kinh tế và dịch vụ trên thềm lục địa Việt Nam, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, trong đó có nhiều hoạt động được tiến hành với sự hợp tác và giúp đỡ của nước ngoài.
Trong thời gian tới, các hoạt động kinh tế, khoa học trên thềm lục địa Việt Nam sẽ diễn ra ngày càng sôi động và phong phú.
Đến nay, nước ta thông qua đàm phán giải quyết được vấn đề hoạch định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Thái Lan (ký hiệp định năm 1997), phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (ký Hiệp định năm 2000), hoạch định ranh giới thềm lục địa với Indonesia (ký Hiệp định năm 2003).Việt Nam nộp báo cáo quốc gia thực hiện các quy định của Công ước 1982. Việt Nam tích cực tham gia hội nghị lần thứ 3 của Liên Hợp quốc về Luật biển và là một trong những nước đầu tiên ký Công ước 1982.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước và Việt Nam chính thức trở thành thành viên Công ước này trước mốc 13/5/1999. Từ đó đến nay, Việt Nam tuân thủ các cam kết nêu trong Công ước, và đang tích cực hoàn thiện các quy định của pháp luật của mình để Việt Nam thực hiện một cách đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên.
Nước ta, trước sau như một, kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp, kể cả các tranh chấp liên quan đến biển bằng biện pháp hoà bình. Đến nay, Việt Nam từng bước hoàn thành việc phân định ranh giới biển với một số nước láng giềng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan, ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và ranh giới thềm lục địa với Indonesia.
Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hội nghị của Liên Hợp quốc liên quan các vấn đề Luật biển, hội nghị các quốc gia thành viên Công ước 1982, hội nghị của cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương.
Sau khi nước ta phê chuẩn Công ước 1982, các cơ quan hữu quan đã khẩn trương triển khai nghiên cứu, khảo sát toàn diện về tình hình địa chất, địa mạo của thềm lục địa Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam đã tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước có quá trình chuẩn bị lâu dài về vấn đề xác định ranh giới thềm lục địa. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và phù hợp với các quy định của Công ước và Bản hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật của Uỷ ban Ranh giới Thềm Lục địa, nước ta đã xây dựng báo cáo quốc gia về khu vực thềm lục địa phía bắc và phối hợp với Malaysia xây dựng báo cáo chung về khu vực phía nam Biển Đông với đầy đủ cơ sở pháp lý quốc tế và khoa học, kỹ thuật.
Ngày 6/5/2009 đại diện thường trực nước ta và đại diện thường trực Malaysia tại Liên Hợp quốc đã thay mặt hai nhà nước trình Uỷ ban Ranh giới Thềm Lục địa của Liên Hợp quốc báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía bắc Biển Đông.
Việc nước ta trình Uỷ ban Ranh giới Thềm Lục địa các báo cáo nói trên là một hoạt động bình thường như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã làm để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc đất thống trị biển đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên Công ước Luật biển năm 1982.
Việc áp dụng nguyên tắc đất thống trị biển luôn gặp nhiều khó khăn do sự mâu thuẫn của nguyên tắc này với nguyên tắc tự do biển cả trong việc phân định biên giới quốc gia trên vùng biển giũa các quốc gia.Điển hình là việc phân định thềm lục địa biên giới giữa Việt Nam và Indonexia
Hiệp định phân định thềm lục địa biên giới Việt Nam-Indonexia: - Bối cảnh chung và quá trình đàm phán giải quyết
+ Bối cảnh chung
Sau 25 năm đàm phán, trải qua hai vòng đàm phán cấp chính phủ, 10 vòng cấp chuyên viên chính thức, 12 vòng tham khảo cấp chuyên viên, bốn cuộc họp hẹp, một vòng kỹ thuật, Việt Nam và Inđônêxia đã đi đến một giải pháp cuối cùng về
phân định ranh giới vùng thềm lục địa giữa hai nước. Giải pháp đó là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực, thiện chí và sự nhân nhượng từ cả hai bên. Tuy vậy, đàm phán về ranh giới biển giữa hai nước chưa kết thúc vì vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn vẫn chưa được phân định.
Khu vực thềm lục địa phải phân định giữa hai nước nằm ở phía Đông Nam nước ta và Tây Bắc đảo lớn Borneo của Inđônêxia. Trong khu vực phân định này, đảo xa bờ nhất của Việt Nam là Côn Đảo, nằm cách bờ biển của ta khoảng 90 km. Inđônêxia là quốc gia quần đảo với hơn 17.000 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Đảo xa bờ nhất của Inđônêxia giáp vùng này là đảo Natuna Bắc, cách đảo lớn Borneo của Inđônêxia khoảng 320 km về hướng Tây Bắc.
Theo các nhà địa chất, thềm lục địa tại khu vực này là thuộc thềm Xunđa. Tại vùng thềm lục địa này, có một số cấu tạo địa chất có thể có tiềm năng dầu khí, đặc biệt là khu vực phía Đông. Tuy nhiên về tài nguyên nghề cá ở vùng này không nhiều, ít có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân Việt Nam.
Năm 1969, Inđônêxia ra tuyên bố về giới hạn thềm lục địa của mình, dựa trên nguyên tắc không vượt quá đường trung tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Inđônêxia và đường cơ sở của các quốc gia hữu quan.
Năm 1971, chính quyền Sài Gòn đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Tại khu vực đối diện với Inđônêxia, đường ranh giới được chính quyền Sài Gòn ấn định theo đường trung tuyến cách đều bờ biển Việt Nam với bờ biển đảo Borneo của Inđônêxia.
Năm 1977, theo xu thế phát triển chung của Luật biển quốc tế thể hiện tại diễn đàn Hội nghị của Liên Hợp quốc lần thứ ba về Luật biển, Việt Nam đã ra Tuyên bố Chính phủ, theo đó thềm lục địa của Việt Nam được xác định nằm trên phần kéo dài
tự nhiên của lãnh thổ lục địa Việt Nam ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tiếp theo đó, năm 1982, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Tuyên bố xác định hệ thống đường cơ sở của phần lãnh thổ lục địa Việt Nam. Theo Tuyên bố này, đảo Côn Đảo được sử dụng làm một điểm cơ sở để vạch hệ thống đường cơ sở thẳng của Việt Nam.
Trong quá trình thương lượng tại Hội nghị Luật biển lần thứ ba của Liên Hợp quốc, Inđônêxia, xuất phát từ lợi ích của mình, đã tích cực đấu tranh để pháp điển hoá quy chế quốc gia quần đảo. Từ năm 1994, khi Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực, quy chế quốc gia quần đảo trở thành một chế định có giá trị pháp lý đối với các quốc gia thành viên Công ước.
Inđônêxia là quốc gia thành viên của cả Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa và Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982. Trong khi đó, Việt Nam chỉ bị ràng buộc bởi Công ước Luật biển năm 1982. Việt Nam không phải là thành viên của Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa.
Việt Nam và Inđônêxia là hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tồn tại qua nhiều thập kỷ đấu tranh giành và gìn giữ độc lập dân tộc, phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, hai nước luôn quan tâm giải quyết mọi vấn đề song phương, trong đó có vấn đề phân định ranh giới trên biển một cách hoà bình, hữu nghị, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. Quyết tâm chính trị của hai nước giải quyết vấn đề phân định thềm lục địa được thể hiện trong mọi cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước. Đặc biệt là trong chuyến thăm chính thức Inđônêxia của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 11/2001, hai bên đã thoả thuận thúc đẩy đàm phán nhằm sớm đạt được giải pháp cuối cùng hai bên có thể chấp nhận được. Tuyên bố báo chí chung nêu rõ: "Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định thềm lục địa giữa hai nước và ghi nhận những tiến bộ đáng kể đạt được tại các kỳ họp cấp kỹ thuật
gần đây, qua đó tạo đà cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước. Hai bên nhất trí sẽ sớm giải quyết xong vấn đề này".
+. Khái quát quá trình đàm phán phân định thềm lục địa từ năm 1978 - 1998
Năm 1972, Chính quyền Sài Gòn và Inđônêxia đã tiến hành đàm phán nhằm phân định thềm lục địa giữa hai nước. Phía Inđônêxia đưa ra yêu sách đường trung tuyến giữa hai đường cơ sở, mà với Inđônêxia đó là đường cơ sở quốc gia quần đảo; thực chất đó là khoảng cách giữa đảo Natuna Bắc của Inđônêxia và Côn Đảo của Việt Nam (gọi là trung tuyến đảo - đảo). Chính quyền Sài Gòn đề nghị phân định theo đường trung tuyến.
Sau ngày đất nước ta thống nhất, tháng 6/1978 ta bắt đầu đàm phán về phân định thềm lục địa với Inđônêxia. Đến nay, sau hơn 24 năm đàm phán hai bên đã tiến hành 22 vòng họp cấp chuyên viên (10 vòng chính thức và 12 vòng không chính thức), hai vòng chính thức cấp Chính phủ và bốn cuộc họp hẹp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chuyên viên. Vòng họp gần đây nhất là cuộc họp chính thức cấp Chính phủ lần hai vào tháng 6/2003.
Khi bước vào đàm phán tại vòng I chính thức cấp chuyên viên tại Hà Nội (từ ngày 5