- QCVN 12: 2013/BLĐTBXH VỀ ATLĐ ĐỐI VỚI SÀN THAO TÁC
4. Văn hóa an tồn trong sản xuất, kinh doanh (4, 6)
4.1. Khái niệm
Văn hóa an tồn: là văn hố trong đó Nhà nước, những người sử dụng lao
động và người lao động phải tham gia tích cực vào việc bảo đảm một môi trường làm việc an tồn và vệ sinh thơng qua một hệ thống với các quyền, trách nhiệm và bổn phận được xác định; là văn hố trong đó ngun tắc phịng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu.
Văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an tồn lao động; sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động.
Xây dựng văn hố an tồn trong lao động hay văn hố phịng ngừa TNLĐ, BNN chính là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an tồn, phịng chống TNLĐ, BNN, PCCN; xây dựng ý thức, tácphong thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
Để xây dựng và hình thành được văn hố an tồn - vệ sinh mang tính phịng ngừa, ngồi việc địi hỏi cần phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm sốt chúng, cịn phải nâng cao nhận thức về mặt luật pháp, chính sách trong lĩnh vực AT-VSLĐ.
4.2. Lợi ích của việc xây dựng văn hóa an tồn trong lao động
- Thực hiện tốt văn hóa an tồn tại doanh nghiệp thì tai nạn lao động sẽ bị đẩy lùi, làm giảm nỗi đau, thiệt hại cho các gia đình cơng nhân và xã hội.
- Khi kinh doanh không đảm bảo an tồn lao động, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa an tồn, kết quả thu được của doanh nghiệp sẽ ngoài sự mong đợi.
- Văn hố an tồn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài hoà
mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp.
- Xây dựng và duy trì văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xu hướng tất yếu mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người lao động và cho cả đất nước. Đó là việc tạo ra khơng khí làm việc lành mạnh, phấn khởi ở cơ sở; làm cho người sử dụng lao động và người lao động thấy rõ hơn trách nhiệm của mình; chủ động tích cực thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Văn hố an tồn được coi là một bộ phận rất cơ bản, chính yếu của văn hố doanh nghiệp sẽ góp phần củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp trong cạnh tranh (trong nước và quốc tế).
- Trong phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại, thì phát triển thể chế văn hố an tồn trong doanh nghiệp (luật và các tiêu chuẩn, quy phạm vận hành máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại, cơng nghệ cao; các nguyên tắc pḥ ng ngừa, về vệ sinh lao động…), nhất là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp, là một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập. Ngược lại, khi doanh nghiệp khơng có văn hóa an tồn sẽ dẫn tới hậu quả tai nạn lao động tiếp tục gia tăng thậm chí cịn gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp cả về mặt nhân lực lẫn kinh doanh.
4.3. Biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động
- Bố trí sử dụng con người hợp lý.
- Tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác AT-VSLĐ đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác AT-VSLĐ được đào tạo nâng cao.
- Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác AT-VSLĐ, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình.
- Nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động qua:
+ Tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về AT-VSLĐ cho người lao động(10).
+ Cải thiện điều kiện lao động, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe người lao động.
+ Xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý AT- VSLĐ, xử lý vi phạm
+ Tổ chức điều hành sản xuất khoa học, hợp lý.
+ Khắc phục các tồn tại trong thiết kế, thi công, lấy kỹ thuật cơ bản làm then chốt.
+ Lựa chọn các công nghệ thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.
Ngoài các mục nêu trên, Văn hoá an tồn cịn được thể hiện thông qua thái độ của người lao động đối với việc chấp hành các Quy trình, Quy định về an tồn lao động, thái độ với việc xây dựng mơi trường làm việc an toàn, thái độ của người lao động chấp hành nghiêm túc các Quy trình vận hành thiết bị, ý thức tự bảo vệ mình… Sự thể hiện của các bên - Người sử dụng lao động - Người lao động sẽ là hình ảnh rõ nét và mấu chốt của Văn hố an tồn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày được các kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại và biện pháp phòng ngừa.
2. Nhận dạng được các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. Các phương pháp/biện pháp cải thiện điều kiện lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội. Bộ luật số 45/2019/QH14 Bộ luật lao động. Hà Nội: Quốc hội, 2019.
2. Quốc hội. Luật An toàn, vệ sinh lao động. Hà Nội: Quốc hội, 2015. 3. Bộ LĐ-TB&XH. Nghị định số 631/VBHN-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Hà Nội: Bộ LĐ-TB&XH, 2019.
4. ĐặngThị Tố Loan. Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động. Hà Nội: Trường Đại học Lâm nghiệp; 2020.
5. Hồng Trí. Giáo trình an tồn lao động và mơi trường công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2013.
6. Trung tâm huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động. Tài liệu huấn luyện An toàn vệ sinh lao động. Hà Nội: Cục An toàn Lao động, Bộ LĐ- TB&XH, 2014.