Phƣơng pháp phân tích độ phản xạ vitrinit

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm địa hóa và thạch học hữu cơ của than và sét than trong trầm tích miocen khu vực phía bắc bể sông hồng (Trang 66 - 67)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích độ phản xạ vitrinit

Độ phản xạ của vitrinit là chỉ thị cho mức độ trƣởng thành của VCHC trong trầm tích [18] và đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghành công nghiệp dầu khí hiện nay. Độ phản xạ là phần trăm (%) ánh sáng tới (ánh sáng trắng) phản xạ lại từ bề mặt phẳng đƣợc mài bóng của bề mặt nghiên cứu. Chỉ các ánh sáng phản xạ nằm trong vùng ánh sáng xanh nhìn thấy (bƣớc sóng 546 nanomet) đƣợc chấp nhận để đo trong phép phân tích này.

Độ phản xạ vitrinit đƣợc chọn là thông số xác định mức độ trƣởng thành/than hóa của VCHC là do [72]:

1. Vitrinit là loại phổ biến nhất trong các nhóm maceral

2. Các mảnh vitrinit riêng biệt thƣờng xuất hiện khá đồng nhất

3. Kích thƣớc của các mảnh vitrinit thƣờng đủ lớn để có thể thu đƣợc ánh sáng phản xạ

4. Ứng dụng của than trong ngành công nghiệp thép chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm coke hóa của than – một yếu tố phụ thuộc chính vào thành phần và mức độ trƣởng thành của than.

Stach (1982) [74] đã cho rằng độ phản xạ của vitrinit không phụ thuộc vào thành phần maceral, tƣớng hữu cơ cũng nhƣ quá trình lắng đọng trầm tích. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau đã chứng minh điều này khơng hồn tồn đúng. Độ phản xạ của vitrinit đƣợc phân tích trực tiếp trên các khối mẫu đƣợc chuẩn bị tƣơng tự phân tích thạch học than và đƣợc đo trực tiếp trên các mảnh collotelinit (bởi các lý do đã nêu trên) [12]. Đây cũng là thông số để đánh giá mức độ thành đá của trầm tích. Đối với các trầm tích nguồn gốc biển hoặc đầm hồ nƣớc ngọt, do thiếu nguồn cung vitrinit, các thông số đánh giá mức độ trƣởng thành nhƣ Tmax , chỉ thị sinh học và các thông số phản xạ maceral khác (phản xạ liptinit) đƣợc sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm địa hóa và thạch học hữu cơ của than và sét than trong trầm tích miocen khu vực phía bắc bể sông hồng (Trang 66 - 67)