Chương 4 : Ứng dụng phong thủy trong cuộc sống hàng ngàỵ
4.2. Ứng dụng phong thủy trong hợp hôn
Trong kết hơn người ta thường hay nói về tuổi nam nữ có hợp hay khơng. Thực ra nếu chỉ tính về tuổi hợp hay khơng thì thật là phiến diện và sai lầm. Vì thế trong Phong thủy, việc tính tốn xem nam nữ hợp và tốt xấu đến đâu khi phối hợp với nhau thì cần phải dựa vào 3 căn cứ quan trọng, đó là:
- Hợp cung mệnh
- Hợp âm dương ngũ hành - Hợp tuổi
4.2.1. Hợp cung mệnh
Trong chương 3 chúng ta đã đề cập đến cung mệnh của nam và nữ theo tuổị Ở phần này cần phải xem các cung mệnh nào hợp nhau và hợp mức độ nàọ Thơng thường có hai nhóm cung mệnh là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
- Đông tứ mệnh là các cung: 1, 3, 4, 9 - Tây tứ mệnh là các cung: 2, 5, 6, 7, 8.
(Tra trong sơ đồ hình 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5 – chương 3)
Nam nữ cùng nhóm cung mệnh là hợp hơn, nhưng mức độ thì phải tra bảng
(Bảng 4.2).
Luận giải về mức độ tốt, xấu thì căn cứ vào việc giải nghĩa sau: Nếu gặp:
- Sinh khí là thượng cát
- Diên niên (Phúc đức) là thượng cát - Thiên y là trung cát
- Phục vị là tiểu cát - Tuyệt mạng là đại hung - Ngũ quỷ là đại hung
- Họa hại là thứ hung.
Bảng 4.2: Nam nữ cung phối hợp
Tám cửa Cung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Sinh khí 6 7 1 4 8 2 3 9 4 1 9 3 2 8 7 6 Ngũ quỷ 6 3 1 8 8 1 3 6 4 2 9 7 2 4 7 9 Diên niên 6 2 1 9 8 7 3 4 4 3 9 1 2 6 7 8 Lục sát 6 1 1 6 8 3 3 8 4 7 9 2 2 9 7 4 Họa hại 6 4 1 7 8 9 3 2 4 6 9 8 2 3 7 1 Thiên y 6 8 1 3 8 6 3 1 4 9 9 4 2 7 7 2 Tuyệt mạng 6 9 1 2 8 4 3 7 4 8 9 6 2 1 7 3 Phục vị 6 6 1 1 8 8 3 3 4 4 9 9 2 2 7 7
Từ bảng 4.2 chúng ta có thể dễ dàng tìm ra sự phối hợp tốt hay xấu của cung mạng nam và nữ. Đây là căn cứ thứ nhất cho việc chọn hợp hôn.
4.2.2. Hợp âm dương ngũ hành
Căn cứ thứ hai để chọn hợp hôn là Ngũ hành tương sinh. Khi nam và nữ có âm dương ngũ hành tương sinh là tốt. Cụ thể là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủỵ
Về nguyên tắc, nam nữ có âm dương ngũ hành tương khắc thì khơng tốt. Cụ thể là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Tuy nhiên, khơng phải tất cả áp dụng máy móc như trên. Trong thuyết Ngũ hành nạp âm, có khi hành này khắc với hành kia không phải là xấu mà lại nhờ khắc đó mà ra tốt. Cụ thể như sau:
Hành Kim:
- Bốn thứ Kim: Hải trung kim, Bạch lạp kim, Kim bạch kim và Xoa xuyến kim đều kỵ Hỏạ
- Hai thứ Kim: Sa trung kim và Kiếm phong kim thì khắc Mộc, nhưng khơng khắc Hỏa, mà phải nhờ Hỏa mới nên hình. Tất nhiên chưa kể gặp xung khắc địa chi (ví dụ: Nhâm Thân, Quý Dậu gặp Bính Dần, Đinh Mão thì nên tránh).
Hành Hỏa:
- Ba thứ Hỏa: Phú đăng hỏa, Lư trung hỏa, Sơn đầu hỏa đều sợ Thủy khắc. - Ba thứ Hỏa: Thiên thượng hỏa, Thích lịch hỏa, Sơn hạ hỏa lại khơng sợ Thủỵ
Hành Mộc:
- Năm thứ Mộc: Tòng bá mộc, Dương liễu mộc, Tâng đố mộc, Thạch lựu mộc, Đại lâm mộc đều bị Kim khắc.
- Chỉ một thứ Mộc: Bình địa mộc là khơng sợ Kim khăc, mà nếu được Kim khắc thì càng tốt.
Hành Thủy:
- Hai thứ Thủy: Thiên hà thủy và Đại hải thủy không khi nào sợ Thổ khắc. Trừ khi gặp can chi thiên khắc địa xung (Ví dụ: Bính Ngọ, Đinh Mùi gặp Canh Tý, Tân Sửu) thì nên tránh xa là tốt hơn.
- Còn lại các Thủy khác: Giáng hạ thủy, Tuyền trung thủy, Trường lưu thủy, Đại khê thủy đều bị thổ khắc.
Hành Thổ:
- Ba thứ Thổ: Thành đầu thổ, Ốc thượng thổ, Bích thượng thổ sợ Mộc khắc. - Ba thứ Thổ khác: Lộ bàng thổ, Đại địch thổ, Sa trung thổ đều không sợ Mộc khắc. Ngược lại nếu được Mộc khắc thì đời người sẽ được thanh khiết, cao sang, đỗ đạt caọ
Ngũ hành nạp âm tỷ hòa:
Tỷ hòa nghĩa là cùng chung ngũ hành. Về cơ bản thì cùng ngũ hành là tốt – Như nạp âm trúng tương sinh. Nên mới nói:
- Lưỡng Hỏa thành viêm (lửa nóng) - Lưỡng Mộc thành lâm (rừng) - Lưỡng Thủy thành xuyên (sông) - Lưỡng Thổ thành sơn (núi) - Lưỡng Kim thành khí (đồ dùng).
Tất nhiên phải có Can Chi sinh hợp thì mới được. Ví dụ: Giáp Thìn và Bính Thân hay Ất Tỵ và Đinh Dậu là giữa Phú đăng hỏa và Sơn hạ hỏa là Lưỡng hỏa thành viêm.
Còn một số trường hợp xấu là: - Lưỡng Mộc Mộc chiết - Lưỡng Kim Kim khuyết - Lưỡng Hỏa Hỏa diệt - Lưỡng Thủy Thủy kiệt - Lưỡng Thổ Thổ liệt.
Đó là khi có Can khắc hay Chi xung. Ví dụ: Mậu Tý và Mậu Ngọ hay Kỷ Sửu và Kỷ Mùi là Thích lịch hỏa và Thiên thượng hỏạ
Lưu ý: Chính ngũ hành là căn bản, cịn ngũ hành nạp âm là phụ thôị
4.2.3. Hợp can, chi
Từ trước tới nay mọi người đều coi tuổi hợp hay tuổi xung là cơ bản! Thực ra đấy không phải là chính mà phải có cung mạng hợp, ngũ hành hợp thì mới tốt. Tuy nhiên, cũng khơng thể bỏ qua Tam hợp, Tứ hành xung.
Hình 4.4: Tam hợp