Kết quả kiểm định sự đồng nhất của các hệ số

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 125 - 126)

Δ adj.Δ 14,283*** (0,000) 16,708*** (0,000) Nguồn: Kết quả xử lý

Từ kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo và sự đồng nhất của các hệ số cho thấy số liệu được sử dụng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL đều tồn tại vấn đề phụ thuộc chéo và vấn đề không đồng nhất của các hệ số ước lượng. Vì vậy, luận án cần phải sử dụng một phương pháp ước lượng mà cần phải tính tới hai vấn đề trên. Do đó, luận án sẽ phải sử dụng các kỹ thuật ước lượng như FMOLS hay các kỹ thuật ước lượng MG, PMG. Như đã lập luận trong phần lựa chọn phương pháp ước lượng, đó là trong ngắn hạn thì do đặc điểm tự nhiên của sản xuất nông nghiệp, sự đầu tư, quản lý của các địa phương trong ngắn hạn là khác nhau và cũng phản ứng với sự các chính sách của nhà nước trong ngắn hạn là khác nhau, tuy nhiên trong dài hạn thì các địa phương đều phải theo sự chủ trương, chiến lược phát triển chung cho cả vùng. Vì vậy, luận án giả định các hệ số trong ngắn hạn là không đồng nhất giữa các đơn vị bảng, còn trong dài hạn thì các hệ số ước lượng là đồng nhất. Tuy phương pháp ước lượng FMOLS có tính tới vấn đề về sự phụ thuộc chéo và không đồng nhất của các hệ số ước lượng như phương pháp ước lượng PMG, nhưng phương pháp ước lượng FMOL chỉ ước lượng các hệ số ước lượng trong dài hạn mà bỏ qua hệ số ước lượng trong ngắn hạn. Vì vậy kỹ thuật ước lượng PMG được sử dụng mà không phải là ước lượng FMOLS hay MG hay DFE.

4.51.4 Kiểm định tính đồng liên kết

Để đảm bảo có sự cân bằng trong dài hạn thì các chuỗi phải có mối quan hệ đồng kết hợp, mối quan hệ này có thể tồn tại ở tích hợp bậc 1 hoặc bậc hỗn hợp. Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng kết hợp bằng kiểm định Westerlund (2007) được trình bày ở Bảng 4.15.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 125 - 126)